Đảo thiên đường nhiệt đới này có các chất độc đang ngấm xuống đại dương, và thâm nhập vào cửa biển của Australia. Nhìn vào biển trong xanh và bờ cát trắng, không ai có thể biết rằng nơi đây đã bị nhiễm độc.
Rò rỉ chất phóng xạ plutonium từ đảo san hô vòng Enewetak vào đại dương
Những phá nước xanh biếc thực chất là những hố nước bị bỏ lại sau các cuộc thử nghiệm hạt nhân, đó là những mái vòm che giấu chất thải hạt nhân. Hiện nay khi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu, chất độc như plutonium đang rò rỉ xuống Thái Bình Dương, với độc tố lan rộng và xa. Plutonium được biết tới là một trong những chất độc nhất và dễ gây ung thư nhất trên hành tinh.
Đảo san hô vòng Enewetak nằm giữa Australia và Hawaii. Sau Thế Chiến II, đảo san hô vòng thuộc kiểm soát của Mỹ và vào năm 1948, cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên diễn ra. Trong vòng 10 năm, 43 quả bom hạt nhân đã được làm phát nổ, tạo nên các hố và làm biến mất các hòn đảo.
Khi người Mỹ dọn dẹp khu vực vào thập kỷ 1970, họ đã không tính đến nhân tố biến đổi khí hậu. Năm 2013, Bộ Năng lượng Mỹ khẳng định nơi chôn lấp chứa độc tố cực cao. Dân địa phương đề cập tới “chất độc” đã lý giải cho việc khuyết tật thai nhi và tỷ lệ ung thư tăng cao.