1.Thế nào là rò luân nhĩ ?
Rò luân nhĩ là vùng trước tai có 1 lỗ rò nhỏ thường xuất hiện từ khi sinh ra. Đây là một dị tật bẩm sinh khá phổ biến, được gây ra bởi sự khiếm khuyết hay sự hợp nhất không hoàn toàn của 6 gờ tai trong quá trình phôi thai, vào khoảng tuần thứ 6 thai kỳ.
Lỗ rò luân nhĩ có kích thước bằng đầu tăm trên da do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2. Lỗ rò xuất hiện độc lập, không có biểu hiện rõ nét. Phần lớn rò luân nhĩ không gây triệu chứng khó chịu, một số có chảy dịch hôi qua lỗ rò, viêm nhiễm áp - xe hóa. Chỉ khi lỗ rò kết hợp với những dị tật khác sẽ tạo thành những hội chứng biểu hiện bệnh lý toàn thân.
Bản chất trong lòng đường rò là một ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết dịch. Nếu không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, rò luân nhĩ không cần xử trí gì, trẻ có thể chung sống cả đời với dị tật. Ngược lại, có một số trường hợp rò luân nhĩ bị viêm, bị sưng hay bị tắc thì phải được khám, điều trị đúng cách, tránh bị tái phát áp - xe nhiều lần gây mất thẩm mỹ và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.
2. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rò luân nhĩ
Như đã nói, nếu lỗ rò bình thường không gây viêm nhiễm thì trẻ có thể chung sống bình thường. Nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng sau thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:
- Sốt, đau, lỗ rò có dấu hiệu sưng đỏ.
- Miệng rò chảy dịch có mùi hôi.
- Tại lỗ rò luân nhĩ có ổ áp xe cần được bác sĩ rạch dẫn lưu mủ điều trị nội khoa ổn định sau đó phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đường rò bẩm sinh.
Trước khi phẫu thuật, trẻ phải được điều trị quá trình viêm và áp-xe bằng kháng sinh thích hợp. Với sự tiến bộ của y học, phẫu thuật rò luân nhĩ hiện nay khá đơn giản, sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày. Bác sĩ khuyên cha mẹ nên cho các bé đi phẫu thuật lấy hết đường rò nhằm giảm tái phát .
Nguyên nhân gây nên bệnh lý rò luân nhĩ là do khe mang thứ nhất không được khép hoàn toàn trong thời kỳ phôi thai. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đó chính là một loại bệnh về nhiễm sắc thể.
Thông thường các triệu chứng này sẽ không đồng thời xuất hiện cùng một lúc ở trẻ em. Những dấu hiệu này còn có thể gây nên những hội chứng nguy hiểm hơn như:
Rò luân nhĩ là bệnh lý bẩm sinh và một phần do di truyền. Thông thường, tỷ lệ bé gái mắc phải sẽ cao hơn bé trai.
3. Chăm sóc và phòng ngừa nhiễm trùng rò luân nhĩ
Bệnh rò luân nhĩ rất dễ bị cha mẹ bỏ qua vì chỉ khi bị nhiễm trùng, trẻ kêu đau thì cha mẹ mới để ý. Vì thế việc chăm sóc và phòng ngừa để không bị nhiễm trùng là khá quan trọng. Các cha mẹ cần lưu ý như sau:
- Không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò của trẻ, không dùng tăm bông đưa sâu vào đường rò.
- Vệ sinh bằng nước muối sinh lý chỗ rò. Giữ gìn vệ sinh tai và lỗ rò luân nhĩ sạch sẽ hằng ngày
- Khi có dịch nhầy tiết ra bên ngoài lỗ rò, chỉ được dùng bông thấm nước muối sinh lý, nhẹ nhàng vệ sinh
- Một chế độ ăn uống, sinh hoạt đủ chất và dinh dưỡng cũng khá quan trọng trong giai đoạn điều trị bệnh rò luân nhĩ cụ thể:
- Cho trẻ ăn thực phẩm chứa chất béo omega – 3 giúp Các chất này có thể tìm thấy chất này trong rong biển, cá biển, tảo, hàu, ghẹ, ốc,…
- Bổ sung các loại vitamin A, D, E có nhiều trong trái cây tươi, gan, cà rốt, dầu ăn, các loại hạt, ngũ cốc…
- Tăng cường ăn rau xanh, các loại thực phẩm chứa chất xơ.
- Hạn chế các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Các thực phẩm chứa chất gây dựng ứng.
- Không nên ăn nhiều đồ có đường vì đường sẽ gây ức chế hệ thống miễn dịch, do đó giảm sức đề kháng của trẻ. Thực phẩm nhiều đường cũng khiến tai sinh ra nhiều chất nhầy hơn gây khó chịu cho tai.
- Hạn chế dùng đồ ăn, uống lạnh vì nó là tác nhân làm cho cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm
- Trường hợp xuất hiện dịch mủ, chảy dịch từ lỗ rò, có dấu hiệu nhiễm trùng, áp xe bên trong nốt rò, nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định mổ sớm để giữ thẩm mỹ và bảo toàn sức khỏe tránh tái phát về sau cho trẻ.
Xem thêm video được quan tâm
Đậu mùa khỉ lây lan, Việt Nam có cần tiêm vaccine phòng bệnh?