Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Australia và Đại học New York, Mỹ. Tiến sĩ Spencer Williams (Đại học Melbourne) - tác giả nghiên cứu chính cho biết: Lưu huỳnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra protein mà SQ là phân tử đường duy nhất chứa lưu huỳnh và “tiêu hóa” lưu huỳnh mà vi khuẩn thải ra môi trường, hoàn thiện “chu kỳ lưu huỳnh” để nhiều sinh vật khác có thể sử dụng. Bên cạnh đó, vi khuẩn đường ruột sẽ sử dụng một loại enzym tự tạo nhằm phá vỡ liên kết của SQ và sử dụng chúng làm năng lượng để phát triển, lấn át sự sinh sôi của vi khuẩn có hại – thủ phạm gây ra những cơn đau bụng và ngộ độc thực phẩm.
Theo các nhà khoa học, phát hiện này tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột để ngăn ngừa sự phát triển và xâm chiếm của hại khuẩn. Kết quả nghiên cứu này cũng giúp vén bức màn bí ẩn trong suốt 50 năm về vòng tuần hoàn sử dụng và tái sử dụng lưu huỳnh của sinh vật sống đồng thời cung cấp thêm thông tin cho việc bào chế kháng sinh mới phòng chống khuẩn E.Coli có hại và khuẩn Salmonella mà không ảnh hưởng đến lợi khuẩn.