Hà Nội

Rau tiền đạo nguy hiểm thế nào?

09-04-2020 11:14 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Vợ tôi 32 tuổi, đang mang thai con trai đầu lòng được 28 tuần.

Vừa rồi, đi khám thai, bác sĩ có nói vợ tôi bị rau tiền đạo làm tôi rất lo lắng. Xin hỏi nguyên nhân gây rau tiền đạo và bệnh có nguy hiểm không?

Trần Hùng (Hà Nam)

Rau tiền đạo là hiện tượng rau thai bám một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung và gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ cũng như trong chuyển dạ và sau khi sinh. Trong thời kỳ mang thai, rau là bộ phận trao đổi chất duy nhất giữa mẹ và thai nhi, gánh vác trọng trách chính trong việc nuôi dưỡng thai. Vì vậy, rau tiền đạo sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến con.

Nguyên nhân gây ra rau tiền đạo là do nhau bám vào cổ tử cung nhưng lại không dịch chuyển lên phía trên trong suốt thai kỳ mà vẫn bám và phát triển tại cổ tử cung. Một vài nguyên nhân khác có thể bao gồm: Sẹo ở niêm mạc tử cung (có thể do đã từng thực hiện phẫu thuật, sinh mổ hoặc phá thai); Nhau thai lớn, có thể do bạn mang đa thai; hơn 35 tuổi khi mang thai; Đã nhiều lần mang thai trước đó; Tử cung có hình dạng bất thường.

Đứng trước chẩn đoán rau tiền đạo, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa sản khám, tư vấn và theo dõi, hạn chế vận động hay bất kỳ một chấn động nhỏ nào để tránh kích thích tử cung gây chảy máu. Luôn trong tư thế sẵn sàng phẫu thuật... Khám thai định kỳ, sớm phát hiện rau tiền đạo và xử trí kịp thời là lời khuyên tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai.

BS. Anh Vũ


Ý kiến của bạn