Bài thuốc chữa bệnh từ rau má

Lương y Trần Đăng Tài

Lương y Trần Đăng Tài

30-04-2024 09:57 | Y học cổ truyền

SKĐS - Trong y học cổ truyền rau má là một vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, có tính chất giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, lợi sữa.

Rau má mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Cămpuchia, Indonêxya, Ấn Độ v.v…

Tại một số nước, người ta chú ý nghiên cứu rau má để tìm tác dụng chữa bệnh hủi và bệnh lao.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào cho biết về việc uống rau má với lượng bao nhiêu và uống trong thời gian bao lâu thì gây hại cho sức khỏe.

Cũng theo các chuyên gia y học cổ truyền một thuốc nào đó có tốt đến đâu thì cũng không nên dùng quá nhiều. Nếu lạm dụng, rau má có thể gây hại cho gan, thận và các tế bào máu. Do đó chỉ nên dùng với lượng vừa phải. Ngày dùng 30 đến 40g tươi, vò nát vắt lấy nước uống hoặc sắc uống.

Rau má còn gọi là tích tuyết thảo, phanok (Vientian), rachiek kranh (Campuchia). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urb., (Hydrocotyle asiatica L. Trisanthus cochinchinensis Lour.) Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Bài thuốc chữa bệnh từ rau má- Ảnh 1.

Lợi ích của rau má với sức khỏe

Rau má tốt cho người loét dạ dày và nhiễm trùng đường tiết niệu: Với đặc tính kháng khuẩn, rau má được dùng phổ biến để điều trị các bệnh nhiễm trùng dạ dày, đường tiết niệu. Đun sôi rau má tươi sạch, lọc vào ly, thêm mật ong và uống vào mỗi buổi sáng để chữa loét dạ dày và các vấn đề về tiết niệu.

Tốt cho tiêu hóa: Rau má tươi luộc với một chút muối rồi lấy nước uống hàng ngày để hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tốt cho dạ dày và gan: Một số người cho rằng ăn rau má với chuối mỗi sáng có thể giúp dạ dày và gan khỏe mạnh.

Rau má giúp chữa lành vết thương: Rau má với đặc tính kháng sinh được cho là giúp vết thương mau lành hơn. Thoa một lớp bột rau má khô để tăng tốc độ chữa lành vết thương và tăng cường chức năng của da.

Tốt cho người bị viêm khớp: Đặc tính chống viêm trong rau má được cho là có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn hai lá rau má tươi mỗi ngày.

Ho và các rối loạn hô hấp khác: Nước ép lá rau má với mật ong có thể giúp làm dịu cơn ho. Nước sắc rau má với húng chanh, tiêu đen còn chữa cảm lạnh, sốt. Để chữa đau họng và ho, giã lá rau má, lọc lấy nước và trộn với đường. Uống trong một tuần hoặc cho đến khi ho được chữa khỏi.

Loét mãn tính: Đắp lá rau má lên vết thương được cho là có tác dụng cải thiện khả năng chữa lành vết loét mãn tính.

Táo bón: Ăn nhiều rau má nó có tác dụng giảm táo bón.

Tăng cường miễn dịch: Nước ép rau má pha mật ong được cho là có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch ở trẻ dưới một tuổi.

Bệnh chàm, bệnh vẩy nến: Người ta cho rằng uống 1-2 thìa nước ép lá mỗi ngày có thể giúp điều trị bệnh chàm và bệnh vẩy nến.

Mất ngủ: Uống 2-4 thìa nước ép rau má với mật ong hai lần mỗi ngày được cho là giúp thoát khỏi chứng mất ngủ.

Ổn định huyết áp: Nước ép rau má nếu uống với mật ong có thể giúp kiểm soát huyết áp.

Rụng tóc: Tóc rụng có gây khó chịu cho bạn không? Đi theo con đường rau má. Người ta nói rằng một thìa cà phê bột rau má vào mỗi buổi sáng hoặc đắp mặt nạ rau má lên da đầu có thể làm giảm rụng tóc.

Trị mụn: Rau má còn được cho là có tác dụng trị mụn. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng loại thảo mộc này - Xay rau má với lá mướp đắng, thêm một chút muối và bôi lên mụn hai lần mỗi ngày cho đến khi mụn biến mất.

Các bài thuốc chữa bệnh từ rau má

Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.

Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.

Chữa kiết lỵ: Bài 1: (rau má 150g, muối ăn 10g). Rửa rau má thật sạch, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã thật nhỏ, sau chế thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong uống. Người lớn uống cả một lần, trẻ em tùy theo tuổi mà giảm liều lượng. Khi uống thuốc nên ăn cháo, kiêng các thứ khó tiêu, kiêng mỡ, các thức ăn tanh, cay, nóng;

Bài 2: rau má, rễ cây ngải cứu, rễ cỏ may, rễ mơ lông, liều lượng bốn vị bằng nhau (khoảng 100g), sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho tới khi khỏi.

Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Viêm amidan: Rau má tươi 50g, sữa người 10 ml. Lấy rau má tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, thêm sữa người trộn đều để ngậm và nuốt từ từ.

Tưa lưỡi: Rau má tươi 30g, rau má mỡ (mãn thiên tinh) tươi 30g, chi tử (dành dành) một quả. Tất cả đem sắc lấy nước, bỏ bã, dùng bông sát trùng tẩm thuốc chấm rửa khoang miệng.

Sỏi đường tiết niệu: Rau má tươi 240g nấu nước uống như trà hàng ngày.

Ngoại thương đau buốt: Rau má khô nghiền bột dùng uống ngày 3 lần, mỗi lần 1,5g.

Chấn thương do tai nạn: Rau má tươi 180g rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, uống với rượu. 

Ngộ độc thức ăn: Rau má 250g, rễ rau muống 250g. Tất cả đem giã nát lấy nước cốt và trộn với nước ấm uống. 

Đái ra máu: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi (cả cây) và trắc bá diệp, mỗi thứ 15g. Tất cả đem sắc uống.

Phụ nữ hành kinh đau bụng, đau lưng: Cả cây rau má (lấy vào lúc có hoa, quả) rửa sạch phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống một lần 30g vào buổi sáng.

Ngứa do bệnh ngoài da hoặc gan mật, thận, rối loạn chức năng thần kinh, dị ứng: Rau má, chó đẻ, cỏ sữa nhỏ lá, đậu năng, mỗi thứ một nắm (khoảng 60g tươi hoặc 30g khô), một củ khoai lang, 1/4 tán đường cát, 100gr gan heo tươi. Tất cả rửa sạch cho vào ấm sắc thuốc, đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, chia uống 3 lần trong ngày.

Viêm gan cấp tính thể hoàng đản: Rau má tươi từ 120 đến 150g, mã đề, nhân trần, mỗi thứ đều 30g đem nấu nước uống lúc bụng đói. Có thể dùng liên tục trong 30 ngày.

Viêm gan cấp và mạn tính: Rau má, ban, cỏ mật gấu, cườm thảo mềm, mỗi thứ đều 15g. Tất cả đem nấu nước uống.

Rau má là vị thuốc tốt với sức khỏe, tuy nhiên để kết hợp vào bài thuốc thì cần phải có hướng dẫn của người có chuyên môn.

Rau má thanh nhiệt mùa nóngRau má thanh nhiệt mùa nóng

SKĐS - Rau má là loại rau thông dụng ở nước ta, được dùng để chế biến món nước rau má, canh rau má... là những món được ưa thích để thanh nhiệt trong mùa nắng nóng.

Ý kiến của bạn
Tags: