Rau cải thìa

16-04-2012 13:17 | Y học cổ truyền
google news

Cải thìa là loại rau rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin A, B, C. Lượng vitamin C của rau đứng vào bậc nhất trong các loại rau… ngoài ra, rau còn có tác dụng chữa bệnh.

Cải thìa là loại rau rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: vitamin A, B, C. Lượng vitamin C của rau đứng vào bậc nhất trong các loại rau… ngoài ra, rau còn có tác dụng chữa bệnh.

Cải thìa còn có tên là cải trắng, cải ngọt, bạch giới, hồ giới... là loại cây thảo, lá ở gốc, lá to, màu xanh nhạt, gân giữa trắng, nạc; phiến hình bầu dục nhẵn, nguyên hay có răng không rõ, men theo cuống, tới gốc nhưng không tạo thành cánh. Hoa màu vàng tươi hợp thành chùm ở ngọn. Quả cải dài, có mỏ; hạt tròn, màu nâu tím.

Theo y học cổ truyền raucải thìa vị cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa…

Một số bài thuốc dân gian:

Chữa nhiệt miệng: Rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa vàng cháy, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Dùng liền  3 - 5 ngày.

Chữa cảm mạo: Rễ cải thìa 50g rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g. Đổ 400ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn nóng.

Chữa ho gà giai đoạn hồi phục: Rễ cải thìa 50g, đường phèn 30g. Đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Chữa đầy bụng, khó tiêu: Cải thìa (cả cây), rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 -5 ngày.

Sau khi áp dụng các bài thuốc trên mà bệnh không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế hoặc lương y có uy tín để được khám và tư vấn.

  Lương y Nguyễn Hiệu


Ý kiến của bạn