Hà Nội

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng

31-01-2023 14:06 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, các lễ hội đậm bản sắc càng níu kéo du khách. Nụ cười sơn nữ, gương mặt bừng sáng của các chàng trai cô gái trong trò chơi dân gian càng làm đẹp mùa xuân vùng cao.

Một số hình ảnh PV Báo sức khỏe & Đời sống ghi lại khoảng khắc các chàng trai, cô gái dân tộc Thái rạng ngời tham gia trò chơi dân gian tại lễ hội Lùng Tùng của người Thái tại cánh đồng bản Cang Mường xã Mường Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 1.

Nụ cười sơn nữ xua tan những mệt nhọc của cuộc sống, làm sáng bừng lễ hội Lùng Tùng

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 2.

Vẻ đẹp rạng ngời của người con gái Thái (bản Cang Mường, xã Mường Cang, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu)

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 3.

Rộn ràng trong tiếng trống chiêng tại lễ hội.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 4.

Các cô gái rạng ngời trong lễ hội Lùng Tùng

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 5.

Lễ hội Lùng Tùng, còn có nghĩa là Lễ hội xuống đồng. Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Thái sinh sống gắn bó với thiên nhiên, bản làng, sông núi, ruộng đồng và nương rẫy nên các phong tục, tập quán của họ luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đây được coi là lễ hội quan trọng, gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, nhằm gửi gắm những mong ước của con người cho một năm mới mưa thuận gió hòa, bản làng yên ấm, gia đình ấm no hạnh phúc...

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 6.

Đồng bào miền núi phía Bắc, nhất là người Thái - Nùng đã gắn bó thân thiết với tự nhiên, làng bản, núi đồi, ruộng đồng, nương rẫy. Cho đến nay, nhiều phong tục, tập quán, ứng xử với thế giới xung quanh vẫn còn đậm nét truyền thống. Lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái ở Than Uyên đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Thái. Lễ hội thường được tổ chức sau dịp Tết, vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến 25 tháng Giêng, tùy theo từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 7.

Đẩy gậy - một trong những trò chơi không thể thiếu của đồng bào vùng cao ở mỗi lễ hội.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 8.

Trò chơi đẩy gậy có nguồn gốc từ đồng bào các dân tộc miền núi ở Tây Bắc, thường được tổ chức vào mỗi dịp lễ, Tết. Theo thời gian, trò chơi này đã được cộng đồng các dân tộc Việt Nam ưa thích và phổ biến nó như một trò chơi dân dã, rèn luyện sức khỏe.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 9.

Để chơi đẩy gậy, chỉ cần có một cây gậy làm bằng tre già thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính khoảng từ 4 - 5cm, đầu và thân gậy phải được bào nhẵn

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 10.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 11.

Tiếng hò reo, tiếng vỗ tay khiến mỗi trận đấu kéo co tràn đầy náo nhiệt, kịch tính.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 12.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 13.

Không chỉ có cô gái, nhiều người cao tuổi cũng rạng ngời trong ngày hội.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 14.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 15.

Một cô gái Thái tham gia hội thi bắn nỏ.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 16.

Cây nỏ và môn thể thao truyền thống bắn nỏ của của người vùng cao luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với người xem, bởi nó không những thể hiện sức mạnh, sự tinh anh, khéo léo của các chàng trai cô gái dân tộc vùng cao mà còn là sản phẩm văn hóa phi vật thể, mang đậm giá trị tín ngưỡng, tâm linh.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 17.

Các chàng trai bản Cang Mường hào hứng trong trò chơi bịt mắt bắt vịt.

Rạng ngời nụ cười sơn nữ tại lễ hội Lùng Tùng của dân tộc Thái  - Ảnh 19.

Được thiên nhiên ban tặng, huyện Than Uyên có những cánh đồng lúa trù phú đẹp như tranh vẽ tại Mường Than, Mường Cang… Nơi đây cũng có nhiều sản vật địa phương, hệ thống cảnh quan thiên nhiên như sông hồ, rừng xanh, núi cao, gắn liền với những bản làng mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú… Đây là lợi thế lớn để phát triển du lịch Than Uyên, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng.

Bài và ảnh: Tuấn Anh
Ý kiến của bạn