Theo nghiên cứu định lượng do GSK Consumer Healthcare thực hiện mới đây cho khu vực Đông Nam Á, tình trạng răng ê buốt do nhạy cảm ngà gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường nhật, cụ thể:
● 80% cảm thấy bị mất niềm vui khi ăn uống
● 85% cảm thấy răng ê buốt thật phiền phức
Răng ê buốt và những tác hại khôn lường
Răng nhạy cảm với biểu hiện ê buốt khi ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc quá chua là một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhưng đang khiến nhiều người loay hoay tìm giải pháp hoặc phớt lờ và chịu đựng sống chung.
Tuy nhiên khi bạn chấp nhận sống chung với răng ê buốt,hệ lụy đầu tiên là chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, gây khó chịu, không được ăn những món mình thích, mất cảm giác ngon miệng khi ăn,... Cụ thể, theo Bảng câu hỏi DHEQ thống kê về ảnh hưởng của răng ê buốt đến chất lượng cuộc sống của những người gặp phải tình trạng này, có đến 77% người bị ê buốt răng tránh không ăn uống đồ lạnh, 81% thay đổi cách ăn uống đối với một số món, 73% phải chờ cho nước bớt lạnh/ tan đá trước khi uống, 41% phải chờ thức ăn/ đồ uống nguội trước khi dùng, 90% ngại ăn kem, 89% cảm thấy chứng răng mẫn cảm gây khó chịu,... Ngoài cảm giác khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sự thay đổi thói quen ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể.
TS. BS. Phạm Thanh Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cho biết, ngoài các vấn đề ảnh hưởng ăn uống, sinh hoạt, tiêu hóa, tình trạng răng ê buốt kéo dài có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, cụ thể là ảnh hưởng đến sự sống của tủy răng, gây viêm tủy răng, áp xe nướu.
Tình trạng ê buốt do những tổn thương bề mặt răng hoặc do có tổn thương tổ chức cứng có thể ảnh hưởng đến tủy răng, gây viêm tủy răng, tạo ra dẫn truyền thần kinh lên não dẫn đến cảm giác đau nhức, khó chịu. Tình trạng này nếu trong ngưỡng giới hạn chịu đau của người bệnh sẽ tự khỏi và trở lại trạng thái ban đầu, gọi là viêm tủy hồi phục. Tuy nhiên, nếu người bệnh âm thầm chịu đựng và các quá trình viêm tủy hồi phục này kéo dài, lặp lại liên tục khiến răng suy yếu dần có thể dẫn đến tình trạng viêm tủy không hồi phục, gây chết tủy, hoại tử răng.
Các hệ lụy khác nghiêm trọng hơn có thể kể đến tình trạng viêm tủy cấp tính với biểu hiện là những cơn đau dữ dội về đem, ngay cả khi không có kích thích; viêm quanh chóp mạn tính và cấp tính có thể dẫn đến phá hủy xương. Một số trường hợp ê buốt mức độ nhẹ, người bệnh âm thầm chịu đựng và chấp nhận sống chung mà không biết rằng về lâu dài có thể tạo nang xương hàm do răng bị hỏng tủy gây ra.
TS. BS. Phạm Thanh Hà khuyến cáo các tình trạng này nếu càng để lâu, can thiệp muộn thì hậu quả càng lớn. Vì vậy, lời khuyên dành cho người bị ê buốt răng kéo dài hoặc tình trạng tăng dần lên, cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, đánh giá tổn thương và có phương án điều trị phù hợp.
Mời bạn đọc theo dõi video "Răng ê buốt ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bạn nghĩ"
Giải pháp nào giúp khắc phục tình trạng răng ê buốt
Theo TS. BS. Phạm Thanh Hà, để giúp khắc phục tình trạng răng ê buốt thông thường, người bệnh nên dùng kem đánh răng chống ê buốt. Bên cạnh các thành phần như flour giúp bảo vệ răng và phòng ngừa sâu răng, thành phần hoạt chất chống tổn thương nướu, chất làm trắng răng, chất tạo cảm giác the mát,… kem đánh răng chống ê buốt còn có các thành phần như muối kali nitrat, muối thiếc florua giúp phục hồi và giảm ê buốt răng thông qua cơ chế bịt kín ống ngà và làm chắc men răng.
Đặc biệt nên lựa chọn những loại kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng ê buốt có sử dụng công nghệ NovaMin. Một chất thủy tinh sinh học với các thành phần chính là canxi, natri, photpho… Khi tiếp xúc với nước bọt, NovaMin hoạt động để bịt kín phần ngà bị hở bằng cách kích hoạt một loạt các tác động trên bề mặt răng, tạo ra một màng bám trên bề mặt răng, ngăn sự dịch chuyển của dịch trong ống ngà cũng như ngăn tác động trực tiếp trên bề mặt của ngà răng. Theo một số nghiên cứu, chất này cũng giống như Hydroxyapatite với độ cứng cao hơn 50% so với độ cứng của ngà răng, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng ê buốt răng.
Đối với tình trạng ê buốt răng kéo dài, tăng nặng, người bệnh cần được thăm khám để tìm ra nguyên nhân, đánh giá tổn thương và điều trị kịp thời. Bên cạnh các phương pháp can thiệp y khoa, người bệnh cũng nên kết hợp duy trì sử dụng kem đánh răng chống ê buốt để chăm sóc và bảo vệ răng, cải thiện tình trạng ê buốt.
Những tư vấn của chuyên gia về răng ê buốt có thể tìm hiểu thêm trong chương trình truyền hình trực tuyến "Hiểu tường tận về răng ê buốt cùng chuyên gia":
Tìm hiểu thêm thông tin về "Tháng răng không ê buốt cùng chuyên gia" tại đây: https://thangrangkhongebuot.com.vn/