Hà Nội

Rắn bò vào nhà "trú mưa", cắn bé trai nguy kịch

17-10-2013 10:53 | Tin nóng y tế
google news

Bé Tr.H.Th. (nam, 13 tháng tuổi, ngụ Bình Chánh, TP.HCM) đang ngủ trên giường, trong lúc trời mua lớn, người nhà nghe tiếng trẻ khóc thét lên, chạy vào xem thì phát hiện bé bị rắn cắn, máu chảy đầm đìa.

Bé Tr.H.Th. (nam, 13 tháng tuổi, ngụ Bình Chánh, TP.HCM) đang ngủ trên giường, trong lúc trời mua lớn, người nhà nghe tiếng trẻ khóc thét lên, chạy vào xem thì phát hiện bé bị rắn cắn, máu chảy đầm đìa.

Người nhà nhanh chóng bồng bé ra khỏi khu vực nguy hiểm, băng bó vết thương; đồng thời bắt được con rắn rồi mang bé đến bệnh viện địa phương sơ cứu.

Sau khi sơ cứu, bé Th. được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM điều trị.

Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ trực xác nhận con rắn mang theo là rắn lục xanh đuôi đỏ.

Bé Th. có biểu hiện rối loạn đông máu nặng, sưng bầm chảy máu vết thương rắn cắn, lan rộng xung quanh lên trên cánh tay nên được truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu.

Rắn bò vào nhà "trú mưa", cắn bé trai nguy kịch 1
Rắn bò vào tận giường cắn khiến bé Th. bị rối loạn đông máu nặng

Tình trạng trẻ vẫn không cải thiện sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, vết thương sưng bầm tiếp tục lan lên đến vai phải, xét nghiệm máu trẻ bị rối loạn đông máu nặng nên được truyền tiếp liều thứ 2 huyết thanh kháng nọc rắn lục tre đặc hiệu.

Kết quả sau hơn 1 ngày điều trị, sáng nay, ngày 16/10, các bác sĩ cho biết tình trạng trẻ đã ổn định, bớt sưng, bớt đau, hết chảy máu.

Gia đình cho biết, trước đó vào buổi tối, khoảng 21 giờ, bé Th. đang ngủ trên giường trong lúc trời đang mưa lớn, người nhà bổng nghe tiếng trẻ khóc thét đau đớn nên chạy vào xem thì hốt hoảng khi thấy một con rắn lục xanh đuôi đỏ đã cắn bé ở bàn tay phải, máu chảy đầm đìa.

Rắn bò vào nhà "trú mưa", cắn bé trai nguy kịch 2
Rắn lục xanh đuôi đỏ khi cắn sẽ gây rối loạn đông máu, rất nguy hiểm

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, khuyến cáo, quí phụ huynh sống ở vùng quê, cần phát hoang xung quanh nhà, tránh để rắn chạy vào nhà trú ẩn, tránh mưa cắn người. Tối ngủ giăng mùng kín vừa tránh muỗi đốt vừa tránh rắn cắn, những côn trùng khác tấn công.

Hiện nay khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM được trang bị các huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu đối với rắn hỗ đất, rắn lục, rắn chàm quạp, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân bị rắn cắn biến chứng nặng.

Theo Đất Việt


Ý kiến của bạn