Đặc biệt là ở các vùng của Trung Quốc đã công bố có dịch, nắm rõ số lao động Việt Nam tại các huyện, xã vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc thường xuyên sang làm việc tại Trung Quốc để có biện pháp tuyên truyền kịp thời khuyến cáo cho người lao động tránh đi vào vùng có dịch.
Phối hợp với các ngành Y tế, Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp để người dân, người lao động hiểu rõ và thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch nCoV nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người dân, người lao động, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong.
Các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng,... tăng cường thực hiện kiểm tra, chăm sóc y tế để chủ động phòng, chống dịch nCoV tại cơ sở; Rà soát, quản lý số lượng đối tượng lao động là người Trung Quốc tại các địa phương.
Chủ động nắm rõ tình hình lao động Trung Quốc về quê dịp Tết và trở lại Việt Nam làm việc, phối hợp với ngành Y tế cách ly người lao động về nước từ vùng có dịch, phối hợp với cơ sở y tế cách ly người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV và kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết; Hạn chế tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người; Thường xuyên nắm bắt tình hình, diễn biến của dịch nCoV để kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và với Bộ các biện pháp xử lý phù hợp nhằm phòng, chống dịch nCoV.
Giao Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan ở địa phương chủ động nắm bắt tình hình chung của dịch nCoV để tham mưu cho Ủy ban Nhân dân và báo cáo Bộ; Giao Cục Bảo trợ xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, và các đơn vị của Bộ (Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các đơn vị có liên quan) chủ động nắm bắt tình hình, tổng hợp chung báo cáo và kịp thời đề xuất với Bộ biện pháp xử lý.