Rà soát lại toàn bộ quy trình trồng cây xanh, xử lý nghiêm sai phạm

17-06-2015 10:17 | Thời sự
google news

SKĐS - Trong trận dông lốc chiều 13/6 vừa qua đã làm hơn 1.350 cây bị đổ, nhiều cây xanh gẫy cành. Điều đáng nói, tại các tuyến đường như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Xiển, Vành đai 3, Lê Duẩn có nhiều cây mới trồng bị bật gốc lộ nguyên bầu đất bọc nylon, bao tải dứa... Nhiều người dân cho

Đó là thông tin được ông Võ Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức chiều ngày 16/6.

Ông Võ Nguyên Phong tại buổi giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều ngày 16/6.

Ông Võ Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội tại buổi giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều ngày 16/6.

Trong trận dông lốc chiều 13/6 vừa qua đã làm hơn 1.350 cây bị đổ, nhiều cây xanh gẫy cành. Điều đáng nói, tại các tuyến đường như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Xiển, Vành đai 3, Lê Duẩn có nhiều cây mới trồng bị bật gốc lộ nguyên bầu đất bọc nylon, bao tải dứa... Nhiều người dân cho rằng đây là cách trồng cẩu thả, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Giải thích về việc này lãnh đạo Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, về lý thuyết cây mới trồng cần có lưới bao để tránh vỡ bầu đất và lưới này sẽ tự hủy, tuy nhiên không loại trừ khả năng công nhân không làm đúng, sử dụng chất liệu lưới sai quy định. Trong các ngày tới, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội sẽ thanh kiểm tra nội bộ, rà soát lại toàn bộ quy trình trồng những cây bị đổ, nếu phát hiện đơn vị nào của công ty thực hiện trông không đúng quy trình sẽ xử lý nghiêm khắc. Đồng thời, Công ty cũng đề nghị thành phố chỉ đạo các đơn vị chăm sóc cây xanh khác trên địa bàn TP cùng kiểm tra, rà soát.

Thông tin về việc này tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức chiều 16/6, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Vũ Nguyên Phong nói: “Vụ việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Chúng tôi đã giao cho đơn vị liên quan kiểm tra, nếu vi phạm quy trình thì phải xử lý”. Trước băn khoăn việc trồng cây còn để nguyên bầu như vậy có ảnh hưởng gì đến sinh trưởng của cây hay không, ông Phong cho biết, ảnh hưởng như thế nào thì phải kiểm tra. Sau kiểm tra sự việc Sở Xây dựng sẽ tập hợp báo cáo cụ thể.

Trước đó, tại cuộc họp sáng 15/6 với các sở, ngành về công tác khắc phục hậu quả và thiệt hại sau trận dông lốc Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cũng đã yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin việc trồng cây mới còn nguyên bọc nylon, làm rõ trách nhiệm của đơn vị thực hiện và đề xuất xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Về hậu quả trận dông lốc, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Vũ Nguyên Phong cho biết, có 2 người chết, ít nhất 7 người bị thương, hàng chục ô tô và hàng trăm xe máy bị hư hỏng; trong 12 quận nội thành có 998 cây xanh bị bật gốc, ở ngoại thành có khoảng 400 cây. Ông Phong cho biết, phần lớn cây bị đổ là cây có rễ ăn ngang, rễ nông như xà cừ, bằng lăng, muồng. Trong đó, nhiều cây đổ chắn ngang đường ảnh hưởng đến giao thông. Nhiều cây đổ ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện thành phố.

Về tình hình khắc phục hậu quả, ông Phong thông tin, đến nay hệ thống chiếu sáng đã xử lý xong; trên 500 cây xanh ảnh hưởng đến giao thông đã được khắc phục. Hàng loạt cây xang bị đổ trong vườn hoa, công viên cũng đang được lực lượng chức năng khắc phục, trong ngày 16/6 cũng cơ bản hoàn thành. Về việc trồng thay thế cây bị đổ, theo lãnh đạo Sở Xây dựng điều này phụ thuộc vào giống cây, thời gian, thời tiết thuận lợi.

Để khắc phục thu dọn, cắt tải cây đổ, gẫy vẫn cần có thêm thêm gian

Để khắc phục thu dọn, cắt tải cây đổ, gẫy vẫn cần có thêm thêm gian

Cây xà cừ lâu năm cạnh Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng bị đổ làm gãy 2 cột diện và mất điện cho một số khu vực

Cây xà cừ lâu năm cạnh Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng bị đổ làm gãy 2 cột diện và mất điện cho một số khu vực

Do khối lượng cây xanh bị thiệt hại sau trận mưa giông vào chiều tối 13/6 quá lớn nên đến nay, công tác thu dọn, khắc phục vẫn chưa thể hoàn tất. Một số tuyến phố vẫn còn cây được xử lý tạm trên hè. Dự kiến, cần thêm vài ngày nữa để xử lý triệt để hậu quả của trận mưa giông lịch sử này. Đại diện Sở Xây dựng cho biết, trong những ngày tới, các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục rà soát, thống kê chi tiết các sự cố xảy ra trong cơn giông, phân loại theo chủng loại cây, đường kính, tình trạng… nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới, giảm tối đa thiệt hại khi xảy ra các tình huống tương tự.

Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng đã giao các đơn vị liên quan kiểm tra, lên phương án thay thế các cây đã bị gãy đổ, đảm bảo phù hợp với cây đô thị. Với những cây cong nghiêng, sâu mục, có nguy cơ đổ trong mưa bão, Sở cũng sẽ lên phương án thay thế nhằm đảm bảo an toàn. Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 150.000 cây xanh các loại. Trong đó, có nhiều cây trồng từ thời Pháp thuộc, đến nay đã già cỗi, có dấu hiệu sâu mục. Nhiều chủng loại cây phát triển không đều như phượng, cơm nguội, bàng, long não… hoặc cây lâm nghiệp không phải cây đô thị như keo, bạch đàn. Nhược điểm của những loại cây này là dễ bị gãy khi có gió lớn. Đối với cây xà cừ, do là cây rễ nông nên khó tránh khỏi ảnh hưởng. Trong trận mưa giông chiều 13/6, có 34 cây xà cừ lâu năm bị bật gốc, đổ gãy gây thiệt hại lớn. Tuy nhiên, số cây muồng, bằng lăng là cây bị gãy đổ nhiều nhất.

Cũng tại buổi giao ban báo chí, đại diện Văn phòng UBND TP cũng cho biết, đối với 2 người không may tử vong do bị cây đổ, TP cũng đã giao Sở LĐTB&XH, chính quyền địa phương đến thăm hỏi, hỗ trợ một phần kinh phí cho gia đình các nạn nhân.

Trần Lâm

 

 

 


Ý kiến của bạn