Ra đời thế hệ insulin mới từ nọc độc ốc sên biển

08-06-2020 19:50 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Insulin là hormon dùng cho người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) từ những năm 20 của thế kỷ trước và nay, khoa học tiếp tục nghiên cứu cho ra đời dòng insulin mới từ nọc độc ốc sên biển.

Các nhà khoa học ở Đại học Utah (Mỹ) vừa kết thúc nghiên cứu lấy cảm hứng từ thiên nhiên, mượn các yếu tố hữu ích của nọc độc ốc sên để tạo ra một loại mini insulin mạnh hơn, nhanh hơn và có thể điều trị bệnh đái tháo đường mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Khi quan sát ốc sên biển, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy khi con mồi ở gần, ốc sên liền phóng chuỗi chất độc làm tê liệt, giảm lượng đường trong máu như cá nhỏ chẳng hạn, trước khi con mồi bị tóm sống.

Các nhà khoa học nghiên cứu sáng chế ra loại insulin mới từ nọc độc ốc sên biển.

Insulin được phát triển từ nọc độc ốc sên biển mở đường phương pháp điều trị ĐTĐ ở người an toàn hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là ĐTĐ tuýp 1. Làm giảm lượng đường trong máu, mà không có tác dụng phụ dài lâu như trong các loại thuốc điều trị ĐTĐ hiện có.

Với nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học đã tìm thấy phiên bản đầy đủ chức năng nhỏ nhất của hormon mới (mini insulin) này.

____________________________


Ngọc Anh
Ý kiến của bạn