Hà Nội

Quy trình tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện

22-05-2009 16:34 | Tin nóng y tế
google news

Giúp đối tượng tư vấn bớt lo lắng và tạo không khí thân mật cho buổi tư vấn, trong đó cần nhấn mạnh tính bí mật và các lợi ích của dịch vụ

Tư vấn trước xét nghiệm

Bước 1: Giới thiệu và định hướng buổi tư vấn

- Giúp đối tượng tư vấn bớt lo lắng và tạo không khí thân mật cho buổi tư vấn, trong đó cần nhấn mạnh tính bí mật và các lợi ích của dịch vụ;

- Trao đổi với đối tượng tư vấn các mục tiêu của buổi tư vấn và nhấn mạnh trọng tâm của buổi tư vấn là trao đổi về nguy cơ nhiễm HIV;

- Giới thiệu cho đối tượng tư vấn biết về các thủ tục tiến hành tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

Bước 2: Đánh giá nguy cơ

- Giúp cho đối tượng tư vấn xác định và hiểu được các yếu tố nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV;

- Xác định hành vi nguy cơ, hoàn cảnh dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV.

Bước 3: Tìm hiểu các biện pháp giảm nguy cơ

- Phát hiện những khả năng, những khó khăn trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV của đối tượng tư vấn;

- Xác định cùng với đối tượng tư vấn các phương án thực tiễn, phù hợp cho việc giảm nguy cơ nhiễm HIV;

- Xây dựng kỹ năng, cải thiện kỹ năng giao tiếp, quan hệ tình dục an toàn, tiêm chích an toàn giúp cho đối tượng tư vấn bảo vệ bản thân và những khác tránh lây nhiễm HIV.

Bước 4: Lập kế hoạch giảm nguy cơ

- Hỗ trợ đối tượng tư vấn xây dựng một kế hoạch thực tế, khả thi và phù hợp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Bước 5: Xác định nguồn hỗ trợ giảm nguy cơ

- Giúp đối tượng tư vấn xác định các nguồn hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch giảm nguy cơ.

Bước 6: Chuẩn bị xét nghiệm HIV:

- Tìm hiểu việc chuẩn bị xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;

- Liệt kê các lợi ích khi biết tình trạng huyết thanh;

- Xác định sự sẵn sàng làm xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;

- Nếu đối tượng tư vấn đồng ý xét nghiệm HIV, giải thích để họ lựa chọn hình thức xét nghiệm HIV vô danh hoặc ghi tên. Nếu chọn hình thức ghi tên thì kết quả xét nghiệm HIV phải được thông báo và cung cấp cho đối tượng tư vấn bằng phiếu trả lời kết quả xét nghiệm theo quy định. Nếu chọn hình thức vô danh thì kết quả xét nghiệm HIV chỉ được thông báo trực tiếp cho đối tượng tư vấn và giúp đối tượng tư vấn biết tình trạng HIV của mình (không trả kết quả xét nghiệm bằng phiếu hoặc thông báo qua điện thoại).

Bước 7: Đưa phiếu hẹn

- Bảo đảm đối tượng tư vấn biết thời gian nhận kết quả xét nghiệm;

- Hướng dẫn cho đối tượng tư vấn các cách liên lạc với tư vấn viên;

- Giới thiệu chuyển tiếp;

- Giới thiệu, hướng dẫn và khuyến khích đối tượng tư vấn đến những dịch vụ chuyển tiếp thích hợp;

- Hoàn thành phiếu thu thập thông tin đối tượng tư vấn;

- Hướng dẫn đối tượng tư vấn sang phòng lấy máu.

Tư vấn sau xét nghiệm

Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính

Bước 1: Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính:

- Tư vấn sâu để đối tượng hiểu rõ về kết quả xét nghiệm;

- Động viên họ và trao đổi về cách sống tích cực.

Bước 2: Xác định nguồn hỗ trợ:

- Xác định một người mà người được tư vấn có thể chia sẻ thông tin về kết quả xét nghiệm và người sẽ hỗ trợ cho người được tư vấn về sống chung với HIV/AIDS.

- Xác định và giới thiệu cho người được tư vấn các dịch vụ chuyển tiếp cần thiết.

Bước 3: Trao đổi về cách tiết lộ kết quả xét nghiệm và giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm:

- Giúp đối tượng tư vấn thông báo cho vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm về tình trạng nhiễm HIV của mình;

- Đưa ra một phương án giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm tới dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

Bước 4: Giải quyết các vấn đề liên quan đến giảm nguy cơ:

- Hỗ trợ đối tượng tư vấn cách giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn, bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm và người khác.

Tư vấn cho đối tượng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính

Bước 1: Thông báo kết quả xét nghiệm âm tính:

- Tư vấn sâu để đối tượng được tư vấn hiểu rõ về vấn đề xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ;

- Nhấn mạnh việc đối tượng tư vấn cần phải giải quyết các vấn đề liên quan tới việc giảm nguy cơ để duy trì tình trạng không nhiễm HIV.

Bước 2: Xem xét lại kế hoạch giảm nguy cơ:

- Đánh giá nỗ lực của người được tư vấn trong việc thực hiện kế hoạch giảm nguy cơ;

- Xác định nguồn hỗ trợ và những trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch giảm nguy cơ.

Bước 3: Xây dựng lại kế hoạch giảm nguy cơ:

Xây dựng kế hoạch mới hoặc sửa đổi lại kế hoạch cũ dựa trên những khó khăn và thách thức và thành công của người được tư vấn.

Bước 4: Trao đổi về cách tiết lộ kết quả xét nghiệm và giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm:

Khuyến khích đối tượng tư vấn trao đổi với vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm về tình trạng HIV của mình và giới thiệu họ tới dịch vụ tư vấn, xét nghiệm tự nguyện.

Tư vấn hỗ trợ trực tiếp

- Chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của người được tư vấn;

- Tư vấn hỗ trợ đối tượng tư vấn và giới thiệu các dịch vụ y tế và hỗ trợ tâm lý khác nếu cần.

           TH (Theo tài liệu của Bộ Y tế)


Ý kiến của bạn