Quy trình khám thử kính Ortho-K kiểm soát cận thị

17-01-2023 16:00 | Y học 360
google news

Kính áp tròng Ortho-K được biết đến là một trong những biện pháp giúp khắc phục tình trạng tật khúc xạ và được sử dụng khá phổ biến với nhiều tiện ích giúp người sử dụng không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng cận cả ngày. Hãy cùng bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này.

photo-1673512308771

Kính áp tròng Ortho-K có công dụng gì?

Cho đến nay, kính áp tròng Ortho-K (Orthokeratology) được biết đến là một trong những biện pháp giúp khắc phục tình trạng tật khúc xạ và được sử dụng khá phổ biến.

Kính áp tròng Ortho-K không có công dụng điều trị tật khúc xạ hay làm giảm độ cận thị như những lời quảng cáo trên mạng xã hội. Sản phẩm này chỉ có công dụng kiểm soát cận thị tiến triển, cho hiệu quả cao và giúp làm chậm quá trình tăng độ cận từ 50 - 90%. Tuy nhiên, nếu ngừng sử dụng thì tật khúc xạ vẫn trở lại trạng thái cũ. 

Cơ chế hoạt động của kính áp tròng Ortho-K như sau: Người bệnh chỉ cần đeo kính áp tròng đi ngủ từ tối thiểu 7 - 8 tiếng, khi tỉnh dậy giác mạc bị chỉnh dạng và ép xuống thành 0 độ. Lúc này đôi mắt được tạo nên thị lực hoàn hảo 20/20 mà không cần phải đeo kính gọng hay kính áp tròng.

Khác với những loại kính áp tròng thông thường, kính Ortho-K được sử dụng vào ban đêm (trong lúc ngủ). Vì vậy rất phù hợp với các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì hoặc người có nguy cơ bị độ cận tăng nhanh.

photo-1673512313580

Công dụng của kính áp tròng Orrtho-K

Chỉ định sử dụng kính Ortho-K

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K được dùng để hỗ trợ điều chỉnh thị lực của các tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị, loạn thị.

Phương pháp chữa cận thị bằng kính áp tròng ban đêm Ortho-K phù hợp sử dụng cho người chưa từng phẫu thuật tật khúc xạ, cụ thể: 

- Người bị tật khúc xạ từ 7 tuổi trở lên (trẻ em đủ lớn để phối hợp tốt với bố mẹ, bác sĩ khi thăm khám);

- Người trẻ, cận thị < -6.00 diop, loạn thị đến -2.50 diop (độ loạn không quá 1/2 độ cận);

- Người bị loạn thị không quá 1/2 độ cận thị;

- Bệnh lý giác mạc chop;

- Sử dụng ở trẻ em có độ cận cao để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do cận thị; 

- Người bị tật khúc xạ nhưng có thị lực chỉnh kính thấp; 

- Người bị cận thị lệch dùng kính để ngăn ngừa chênh lệch độ cận giữa 2 mắt;

- Người bị tật khúc xạ không muốn hoặc không đủ điều kiện để phẫu thuật.

Quy trình khám kiểm soát cận thị bằng kính Ortho-K

Để giải pháp điều chỉnh cận thị không phẫu thuật bằng kính Ortho-K an toàn và hiệu quả thì bạn cần cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh, lịch tái khám theo dõi chặt chẽ của bác sĩ tại các bệnh viện mắt uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sự phù hợp của kính với mắt của bạn, tiến triển của đường cong giác mạc và có chỉ định phù hợp nhất. 

Bạn có thể tham khảo quy trình khám thử kính Ortho-K tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 dưới đây:

- Khám khúc xạ (khúc xạ máy, soi bóng đồng tử, khúc xạ chủ quan);

- Đo biên độ điều tiết;

- Đo nhãn áp;

- Đo kích thước đồng tử;

- Chụp chiều dài trục nhãn cầu;

- Chụp bản đồ giác mạc;

- Nhỏ thuốc liệt điều tiế;t

- Khám tư vấn chuyên gia kiểm soát cận thị;

- Fitting kính - đặt kính;

- Hẹn tái khám, hướng dẫn sử dụng kính và nhận kính.

Khi đến khám tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, bệnh nhân sẽ được tái khám theo lịch hẹn bác sĩ, theo dõi định kì để đáp ứng hiệu quả kiểm soát cận thị cao. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng kính hằng ngày, các bác sĩ, chuyên gia của bệnh viện luôn túc trực hỗ trợ, hướng dẫn bệnh nhân. 

Để biết thêm về quy trình thăm khám, chính sách đặt kính, đổi trả của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, vui lòng liên hệ 1900 277227 để nhận tư vấn miễn phí.

photo-1673512316434


PV
Ý kiến của bạn