Quy trình “chuẩn” cho cấp cứu: quy trình cứu sống nhiều người
Chiều ngày 28/2/2017, BS.CKII. Phạm Thanh Việt – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2017, nhờ áp dụng những quy trình này trong cấp cứu, bệnh viện đã cứu sống 7 người bị tổn thương nặng tim, phổi do tai nạn giao thông, đả thương và tổn thương não do đột quỵ.
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế tuyến cuối của phía Nam. BS.CKII. Trương Thế Hiệp - Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu khoảng 350 trường hợp. Trong số đó, có không ít trường hợp cần được xử lý khẩn cấp, thậm chí thời gian cần được can thiệp chỉ được tính bằng phút để giữ được sự sống. Tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, một phòng mổ cấp cứu được triển khai từ những ngày đầu chính phủ Nhật Bản hỗ trợ xây dựng đã được sự dụng trọn vẹn công năng. Nhiều trường hợp tưởng chừng như bất lực thì đã được cứu sống kịp thời tại đây nhờ quy trình khẩn cấp này. Chỉ tính riêng năm 2016, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống 15 trường hợp nhờ những quy trình khẩn này.
Mở rộng thêm ở các khoa điển hình đặc biệt
Minh chứng cụ thể và gần nhất nhất cho quy trình này là ngay trong đêm 30 Tết, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận tin báo có một bệnh nhân là du khách Nhật Bản qua Việt Nam du lịch. Vừa bước xuống sân bay, bệnh nhân bất ngờ ngất xỉu vì lên cơn đau tim. Sauk hi được đưa đến một phòng khám rồi chuyển đến một bệnh viện quốc tế, bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán bị bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ. Gần 22 giờ, bất chấp thời khắc của mọi gia đình đang quây quần bên nhau chuẩn bị bước vào năm mới, trực lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cùng các êkíp vẫn phối hợp nhịp nhàng chuyển bệnh nhân đến phòng mổ cấp cứu của khoa Hồi sức Phẫu thuật tim. Giải thích nguyên nhân vì sao không mổ tại phòng mổ cấp cứu của khoa Cấp cứu, BS.CKII. Nguyễn Thái An - Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim cho biết, bệnh nhân cần được sử dụng một số thiết bị chuyên dụng trong tình huống này. Sau khi đánh giá việc vận chuyển các máy móc xuống đến phòng mổ cấp cứu gặp nhiều trở ngại và mất nhiều thời gian hơn đưa bệnh nhân lên phòng mổ của Khoa. Vì vậy, bệnh nhân đã nhanh chóng được chuyển lên khoa và tiến hành can thiệp. Sau can thiệp 6 ngày, bệnh nhân khỏe mạnh và trở về nước.
Có thể nói, với sự nhanh nhạy trong cấp cứu, hồi sức và phẫu thuật, gần 20 năm qua, các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã giữ lại sự sống cho hàng trăm người nhờ áp dụng quy trình can thiệp liên khoa nhanh chóng.
Theo đó, nếu một bệnh nhân ở tuyến tỉnh bị tổn thương nặng sẽ được các bác sĩ trao đổi qua điện thoại, khi bệnh nhân được chuyển đến nơi thì đã có một êkíp được chuẩn bị để tiến hành phẫu thuật cứu người ngay tức khắc. Do đa số các bệnh nhân nặng thường rơi vào tình trạng đa thương, một số bị đột quỵ… tỉ lệ tử vong rất cao. Cũng có bệnh nhân khi nhập viện, huyết áp là 0 nhưng êkíp đã hồi sức và phẫu thuật, kịp thời cứu sống. Đây cũng là một trong những nạn nhân hy hữu được cứu sống nhờ quy trình vàng này.
Đặc biệt, khi tai nạn hàng loạt hay thảm họa xảy ra, bệnh viện vẫn luôn có những kế hoạch để cùng lúc có thể cấp cứu và can thiệp cho nhiều trường hợp.