Quy định phải ứng dụng trí tuệ nhân tạo đánh giá khoáng sản đất hiếm

07-01-2025 15:31 | Xã hội
google news

SKĐS - Bộ TN&MT quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, công nghệ GeoAI là công nghệ ứng dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo trong các công tác tổng hợp, phân tích dữ liệu địa chất.

Vì sao Việt Nam chưa thể làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm?Vì sao Việt Nam chưa thể làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm?

SKĐS - Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn (22 triệu tấn), đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc nhưng tình hình triển khai khai thác, chế biến các mỏ đất hiếm của Việt Nam còn rất hạn chế do chưa thể làm chủ công nghệ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 21/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm, công nghệ GeoAI là công nghệ ứng dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo trong các công tác tổng hợp, phân tích dữ liệu địa chất.

Quy định phải ứng dụng trí tuệ nhân tạo đánh giá khoáng sản đất hiếm- Ảnh 2.

Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới.

Công nghệ này được khuyến khích áp dụng trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm. Yêu cầu chung về việc ứng dụng công nghệ GeoAI như sau: Công nghệ AI phải đảm bảo tính bảo mật về tài liệu nguyên thủy; Thông tin dữ liệu đầu vào gồm cấu trúc địa chất, thông tin về địa chất, mặt cắt địa chất, số liệu địa hóa, địa vật lý, các công trình khoan, các điểm mỏ khoáng sản, địa chất thủy văn, môi trường và các dữ liệu liên quan khác (nếu cần thiết); Kết quả ứng dụng công nghệ GeoAI cần được đánh giá mức độ tin cậy.

Đất hiếm là tên gọi chung của nhóm 17 nguyên tố, bao gồm: Lantan (La), Ceri (Ce), Praseodymi (Pr), Neodymi (Nd), Promethi (Pm), Samari (Sm), Europi (Eu), Gadolini (Gd), Terbi (Tb), Dysprosi (Dy), Holmi (Ho), Erbi (Er), Thuli (Tm), Yterbi (Yb), Luteti (Lu), Scandi (Sc), Yttri (Y).

Khoáng sản đất hiếm nguyên sinh là khoáng sản trong đó các nguyên tố đất hiếm tồn tại trong các khoáng vật. Khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion là khoáng sản trong đó các nguyên tố đất hiếm tồn tại ở dạng ion hấp phụ trên bề mặt các khoáng vật sét có trong thành phần vỏ phong hóa.

Cũng theo Thông tư nêu trên, nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm gồm: Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu thu thập được; luận chứng, xác định mạng lưới, phương pháp, khối lượng các hạng mục công việc phục vụ đánh giá khoáng sản đất hiếm; Công tác trắc địa phục vụ địa chất, địa vật lý, công trình khai đảo, khoan;

Lộ trình khảo sát thực địa theo tuyến kết hợp với đo gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất tại các khu vực có triển vọng đất hiếm đã được lựa chọn; Đo gamma công trình, gamma mẫu lõi khoan và địa vật lý lỗ khoan nhằm khoanh định quy mô, kích thước các thân quặng đất hiếm trong các công trình khai đào, vị trí thân quặng trong lỗ khoan, xác định các vị trí lấy mẫu phân tích.

Khai đào công trình (vết lộ, hố, hào, giếng), khoan; Lấy mẫu tại các công trình khai đào, khoan để phân tích, xác định hàm lượng đất hiếm; Lấy và phân tích mẫu kỹ thuật; Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình của các loại đá trong khu vực đánh giá khoáng sản đất hiếm; Tổng hợp các tài liệu, kết quả phân tích để khoanh định diện phân bố của đất hiếm đủ điều kiện tính tài nguyên; Khoanh định các khu vực đủ điều kiện chuyển sang thăm dò; Công tác địa chất môi trường…

Lấy ý kiến cộng đồng về dự án đất hiếm Nậm Xe ở Lai ChâuLấy ý kiến cộng đồng về dự án đất hiếm Nậm Xe ở Lai Châu

SKĐS - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của "Dự án khai thác và chế biến mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu" để lấy ý kiến tham vấn rộng rãi của cộng đồng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup, Nguyễn Xuân Son phẫu thuật xong tươi cười ăn mừng | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn