Hà Nội

Quy định mới về nâng lương từ tháng 9

02-09-2013 14:31 | Thời sự
google news

Thông tư có hiệu lực từ 15/9 của Bộ Nội vụ đã hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đây là một trong những chính sách quan trọng chính thức đi vào cuộc sống trong tháng 9 này.

Thông tư có hiệu lực từ 15/9 của Bộ Nội vụ đã hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đây là một trong những chính sách quan trọng chính thức đi vào cuộc sống trong tháng 9 này.

Quy định mới về nâng lương từ tháng 9 1
Từ ngày 15/9, chế độ nâng bậc lương thường xuyên được điều chỉnh. Ảnh: Việt Nguyễn

Kéo dài xét nâng bậc lương nếu bị kỷ luật

Thông tư 98/2013/TT-BNV quy định: Với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì được xét nâng một bậc lương. Với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. Với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản

Căn cứ vào Nghị định 78/2013 của Chính phủ, hiệu lực từ ngày 5/9, có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản, trong đó có cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng của UBND cấp huyện trở lên; chủ tịch xã, trưởng công an xã, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính…. Theo đó, tài sản, thu nhập phải kê khai thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai. Việc kê khai tài sản, thu nhập phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31/12 hằng năm. Việc này nhằm minh bạch tài sản, thu nhập.

Theo thông tư này, các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên gồm: Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc); Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, đi thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Có 2 tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên. Đối với với cán bộ, công chức, cần đáp ứng: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức. Tương tự, với với viên chức và người lao động: Phải được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.  

Về kéo dài xét nâng bậc lương, trường hợp cán bộ bị kỷ luật cách chức; công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức, viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức thì sẽ kéo dài thời gian nâng bậc lương trong 12 tháng. Kéo dài 6 tháng đối với cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 6 tháng. Kéo dài 3 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách. Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên bằng tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các trường hợp đó cộng lại.

Học sinh được hỗ trợ gạo

Từ ngày 1/9, theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mỗi học sinh được nhận hỗ trợ 15kg gạo/tháng trong không quá 9 tháng/năm học. Cụ thể, đối tượng được nhận mức hỗ trợ trên bao gồm: Học sinh tiểu học và THCS đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, học sinh bán trú đang học tại các trường tiểu học và THCS công lập thuộc khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Học sinh là người dân tộc thiểu số có bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp có hộ khẩu tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không hưởng chế độ nội trú, có nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày đang học tại các trường THPT và các trường phổ thông có nhiều cấp học công lập. Học sinh thuộc diện này sẽ được tính hưởng hỗ trợ từ ngày 15/3/2013.

Theo Gia đình & Xã hội


Ý kiến của bạn