Quy định mới nhất về mức đóng BHYT đối với lực lượng QĐND, CAND, người làm công tác cơ yếu

09-04-2025 06:25 | Thời sự
google news

SKĐS - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với QĐND, CAND, người làm công tác cơ yếu.

Sửa đổi, bổ sung về đối tượng áp dụng

Người tham gia BHYT thuộc Bộ Quốc phòng quản lý gồm: Sĩ quan QĐND, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ, học viên quân đội hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam; Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên chưa tham gia BHXH, BHYT; Học viên quân đội hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.

Người tham gia BHYT thuộc Bộ Công an quản lý gồm: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND; Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng CAND; Học viên CAND hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam; Học viên công an hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.

Quy định mới nhất về mức đóng BHYT đối với lực lượng QĐND, CAND, người làm công tác cơ yếu- Ảnh 1.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với QĐND, CAND, người làm công tác cơ yếu.

Người làm công tác cơ yếu tham gia BHYT gồm: Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ; Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam; Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.

Ngoài ra, đối tượng áp dụng là dân quân thường trực; Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; cơ quan, tổ chức có liên quan đến thực hiện BHYT đối với QĐND, CAND, người làm công tác cơ yếu và Nhân dân quy định tại điểm c - khoản 4 Điều 31 của Luật BHYT.

Sửa đổi, bổ sung về mức đóng BHYT

Nghị định trên cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP về mức đóng BHYT hằng tháng như sau:

Mức đóng BHYT hằng tháng được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH hoặc mức tham chiếu theo quy định của Luật BHYT, cụ thể:

- Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định này;

- Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, các điểm b, c và d khoản 2, điểm b và d khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này;

- Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc khi nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.

12 trường hợp không được chi trả BHYT khi đi khám chữa bệnh người dân cần biết12 trường hợp không được chi trả BHYT khi đi khám chữa bệnh người dân cần biết

SKĐS - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây đã bổ sung một số chi phí được BHYT thanh toán, tuy nhiên Luật cũng quy định không chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 12 trường hợp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thẻ BHYT giấy sẽ hết hiệu lực từ 1/6: Người dân cần làm gì? | SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn