Hà Nội

Quy chế Quản lý chất thải y tế

10-11-2009 10:43 | Thời sự
google news

LTS: Rác thải y tế nếu không được thu gom, phân loại, quản lý và xử lý tốt sẽ là nguồn lây lan bệnh tật, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

LTS: Rác thải y tế nếu không được thu gom, phân loại, quản lý và xử lý tốt sẽ là nguồn lây lan bệnh tật, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Để quản lý tốt loại chất thải này, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. Báo Sức khỏe và Đời sống xin trân trọng giới thiệu Quy chế này cùng bạn đọc.

Kỳ 1:

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Phụ lục 1
CHẤT HOÁ HỌC NGUY HẠI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG Y TẾ
Formaldehyde
Các chất quang hoá học: hydroquinone; kali hydroxide; bạc; glutaraldehyde;
Các dung môi: Các hợp chất halogen (methylene chloride, chlorofom, freons, trichloro ethylene và 1,1,1-trichloromethane); Các thuốc mê bốc hơi: halothane (Fluothane), enflurane (Ethrane), isoflurane (Forane); Các hợp chất không có halogen: xylene, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate, acetonitrile, benzene
Oxite ethylene
Các chất hoá học hỗn hợp: phenol, dầu mỡ, các dung môi làm vệ sinh, cồn ethanol; methanol, acide
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về hoạt động quản lý chất thải y tế, quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quản lý chất thải y tế.

2. Các cơ sở y tế và các tổ chức, cá nhân tham gia xử lý và tiêu hủy chất thải y tế ngoài việc thực hiện Quy chế này phải thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất thải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này được áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở nghiên cứu y dược, y tế dự phòng, đào tạo cán bộ y tế, sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vaccin, sinh phẩm y tế (gọi chung là các cơ sở y tế) và các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.

2. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.

3. Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

4. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.

5. Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.

6. Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.

7. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.

8. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.

9. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.

10. Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Thải các chất thải y tế nguy hại chưa được xử lý, tiêu hủy đạt tiêu chuẩn vào môi trường.

2. Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật và không đúng nơi quy định.

3. Chuyển giao chất thải y tế cho tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải.

4. Buôn bán chất thải nguy hại.

5. Tái chế chất thải y tế nguy hại.

Chương II: XÁC ĐỊNH CHẤT THẢI Y TẾ

Điều 5. Các nhóm chất thải y tế

Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:

1. Chất thải lây nhiễm

2. Chất thải hóa học nguy hại

3. Chất thải phóng xạ

4. Bình chứa áp suất

5. Chất thải thông thường

Điều 6. Các loại chất thải y tế

1. Chất thải lây nhiễm:

 a) Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.

b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.

d) Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

2.Chất thải hóa học nguy hại:

a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.

b) Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (phụ lục 1).

c) Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2).

d) Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).      
 
Phụ lục 2
MỘT SỐ THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG Y TẾ
VÀ NHIỆT ĐỘ TỐI THIỂU ĐỂ TIÊU HUỶ THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO
Thuốc
Asparaginase
Bleomycin
Carboplatin
Carmustine
Cisplatin
Cyclophosphamide
Cytarabine
Dacarbazine
Dactinomycin
Daunorubicin
Doxorubicin
Epirubicin
Etoposide
Fluorouracil
Idarubicin
Melphalan
Metrotrexate
Mithramycin
Mitomycin C
Mitozantrone
Mustine
Thiotepa
Vinblastine
Vincristine
Vindesine 
Nhiệt độ phá huỷ (oC)
800
1000
1000
800
800
900
1000
500
800
700
700
700
1000
700
700
500
1000
1000
500
800
800
800
1000
1000
1000

Ý kiến của bạn