Quỹ bảo hiểm xã hội phải tiến tới kết dư bằng không!

26-05-2014 20:44 | Thời sự
google news

SKĐS - Sáng nay, 26.5, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội (QH) khóa XIII bắt đầu tuần làm việc thứ hai với hầu hết các phiên họp dành cho công tác xây dựng pháp luật

Sáng nay, 26.5, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội (QH) khóa XIII bắt đầu tuần làm việc thứ hai với hầu hết các phiên họp dành cho công tác xây dựng pháp luật. Một trong số dự luật được nhiều đại biểu quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến là dự án Luật Bảo hiểm xã hội ( BHXH) (sửa đổi). Qua bản Báo cáo thẩm tra dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã cho thấy để đảm bảo quyền lợi của người lao động thì quỹ kết dư BHXH phải tiến tới mức không!

Phải xét lại kết dư quỹ BHXH.

Chiều nay sau khi nghe Bộ trưởng Bộ lao động, thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Qua nội dung báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2013, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã phát hiện quỹ bảo hiểm ngắn hạn (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp) kết dư quá lớn. Đại đa số ý kiến đại biểu nhận định: Điều này gây gánh nặng cho người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước, đồng thời mất công bằng đối với người thụ hưởng. Cụ thể, Quỹ ốm đau và thai sản năm 2013 kết dư lũy kế bằng 14.726 tỉ đồng, Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp kết dư lũy kế bằng 16.281 tỉ đồng, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 31.642 tỉ đồng. Như vậy, tổng cộng kết dư 3 quỹ này hơn 62.649 tỉ đồng. Theo chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nói: Kết dư của quỹ bảo hiểm ngắn hạn như thế là không bình thường!? nguyên nhân của điều không bình thường đó? Nguyên nhân chính được đưa ra và giải thích chính là ở vân đề chính sách. Cũng theo bà Trương Thị Mai: vấn đề về chính sách là một trong những nguyên nhân khiến việc sử dụng quỹ bảo hiểm ngắn hạn này không hết quỹ. Ví dụ như các vụ tai nạn lao động là rất lớn trong khi chi quỹ bảo hiểm cho tai nạn lao động rất thấp. Chỗ này giữa chính sách và thực tế đang có độ vênh, vì vậy cần bổ sung chính sách để làm sao cho quỹ bảo hiểm ngắn hạn đáp ứng được nhu cầu thực tế. Không thể vì quỹ nói trên kết dư lớn mà đề nghị chuyển sang quỹ hưu trí được. Và để giải quyết vấn đè này, quan trọng nhất là phải bổ sung chính sách để làm sao sử dụng có hiệu quả nhất quỹ bảo hiểm ngắn hạn này, không để kết dư nhiều. Theo tôi, mỗi năm chỉ giữ lại phần dự phòng thôi là hợp lý, còn toàn bộ phải được sử dụng cho người lao động- bà Mai nhấn mạnh.

 Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền

Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền

Theo báo cáo của Chính phủ, ước tính đến cuối năm 2013 số tiền nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 4.752 tỉ đồng (4,3% tổng số phải thu). Cũng tính đến hết năm này, bảo hiểm xã hội các địa phương đã khởi kiện 2.463 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội với tiền nợ 1.248 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền nợ thu hồi được còn rất thấp, chưa đến 29% số nợ bị khởi kiện.

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, đa số thành viên Ủy ban Các vấn đề xã hội không đồng tình với đề nghị nâng tuổi hưu. “Đề nghị thực hiện Điều 187 của Bộ luật lao động đó là, nâng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác. Hiện nay, Bộ luật lao động đã cho phép điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm đối tượng, đồng thời, đối với một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, một số địa bàn sẽ được giảm tuổi nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn” - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết.

Tạo cơ chế “mở” trong luật phá sản!

Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi), đa số các đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết phải thông qua Luật Phá sản để xử lý tình trạng có nhiều doanh nghiệp thực chất đã phá sản nhưng chưa tiến hành thủ tục phá sản được. Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) nêu rõ, nếu không sửa đổi theo luật này, sẽ không giải quyết thực tế doanh nghiệp chết mà không chôn được. Luật này hoàn toàn không khuyến khích phá sản doanh nghiệp mà tiếp cận theo hướng làm sao giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tài chính trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ hợp pháp bằng thủ tục phá sản. Về quyền nộp đơn của chủ nợ, đa số ý kiến nhất trí với quy định chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu.

Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Cũng trong phiên thảo luận này, UBTVQH chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung một số nội dung theo hướng quy định về quyền, nghĩa vụ nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; hoàn trả khoản vay đặc biệt; xử lý tài sản ủy thác.

Chiều ngày mai, 27/5 dựu kiến QH thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi).

Văn Hậu-Anh Tuấn

 


Ý kiến của bạn