Hà Nội

Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử bao gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn

27-06-2022 14:30 | Thời sự
google news

SKĐS - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký Nghị quyết số 63/2022/QH15 trong đó có những chỉ đạo liên quan đến công tác giáo dục - đào tạo.

Làm rõ những thay đổi liên quan đến các bộ sách giáo khoa hiện nayLàm rõ những thay đổi liên quan đến các bộ sách giáo khoa hiện nay

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp; tổ chức diễn đàn, hội thảo để làm rõ một số vấn đề quan trọng liên quan đến sách giáo khoa mới.

Nghị quyết nêu rõ: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình này.

Đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử. Nghiên cứu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Quốc hội yêu cầu thiết kế môn Lịch sử bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Liên quan đến sách giáo khoa, Nghị quyết nhấn mạnh việc kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa. Bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá.

Trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định. Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí.

Trước đó, sau 19 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 3.

Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét, thông qua 5 luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Điện ảnh, Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Cảnh sát cơ động;

Đồng thời, Quốc hội đã thông qua 17 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Dầu khí (sửa đổi).

Quốc hội đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, chủ động, linh hoạt, kịp thời triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Đường dây nóng phục vụ nhu cầu mua sách giáo khoa trước năm học mớiĐường dây nóng phục vụ nhu cầu mua sách giáo khoa trước năm học mới

SKĐS - Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa cho biết, tính đến thời điểm này, đã hoàn thành việc in, nhập kho trên 90% sản lượng sách giáo khoa theo kế hoạch, sẵn sàng phục vụ năm học mới.


ĐV
Ý kiến của bạn