Hà Nội

Quốc hội quyết định lùi thực hiện cải cách tiền lương vào thời điểm phù hợp

13-11-2021 10:15 | Thời sự
google news

SKĐS - Sáng 13/11, trước khi họp phiên bế mạc, Quốc hội đã thực hiện biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù một số tỉnh, thành phố; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2050…

Thông qua Nghị quyết Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025 và Nghị quyết Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022Thông qua Nghị quyết Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025 và Nghị quyết Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022

SKĐS - Chiều 12/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022.

Tăng thu NSNN để bổ sung nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 465/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 93,19%, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Dự toán NSNN 2022.

Nghị quyết nêu rõ, dự toán tổng số thu NSNN năm 2022 là 1.411.700 tỉ đồng; Tổng số chi NSNN là 1.784.600 tỉ đồng; Mức bội chi ngân sách nhà nước là 372.900 tỉ đồng tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP); Tổng mức vay của NSNN là 572.686 tỉ đồng.

Về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết nêu rõ, lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995. Trước đó, tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội đã quyết nghị việc tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ 1/7/2022.

Nhiều Nghị quyết quan trọng vừa được thông qua trong phiên làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 2  - Ảnh 2.

Toàn cảnh phiên họp sáng 13/11.

Nghị quyết về dự toán ngân sách NSNN năm 2022 cũng nêu rõ, tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.

Tại Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tiền tệ để phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ cần đôn đốc thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế, tăng thu NSNN để bổ sung nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả để dành nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi kinh tế và dự phòng cho các trường hợp bất khả kháng, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số tỉnh, thành phố

Với 88,58% tổng số ĐBQH (tại điểm cầu Nhà Quốc hội và điểm cầu TP. HCM) tán thành thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Với 86,17% tổng số ĐBQH tán thành thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Với 82,97% tổng số ĐBQH tán thành thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Với 87,37% tổng số ĐBQH tán thành thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhiều Nghị quyết quan trọng vừa được thông qua trong phiên làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 2  - Ảnh 3.

Các ĐBQH biểu quyết bằng hình thức điện tử.

Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Nghệ An với 6 cơ chế, chính sách và tỉnh Thanh Hóa với 8 cơ chế, chính sách.

Các Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 và được thực hiện trong 5 năm. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn Nghị quyết này thì việc áp dụng do HĐND tỉnh, thành phố quyết định.

Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 460/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,18%, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).

Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) có bố cục gồm 05 Điều với các nội dung về quan điểm, mục tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; định hướng, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2050; các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nhiệm vụ và giải pháp thực hiện; tổ chức thực hiện.

Nghị quyết nêu rõ mục tiêu, đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao;

Nhiều Nghị quyết quan trọng vừa được thông qua trong phiên làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 2  - Ảnh 4.

Phiên họp sáng 13/11.

Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%;

Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022

Với đa số ý kiến tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022.

Quyết nghị nêu, tổng số thu ngân sách Trung ương là 739.132 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 672.568 tỷ đồng.

Tổng số chi ngân sách Trung ương là 1.087.032 tỷ đồng, trong đó dự toán 359.982 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022: Phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 theo từng lĩnh vực và chi tiết cho từng Bộ, cơ quan trung ương theo các phụ lục số I, II, III và IV kèm theo Nghị quyết này.

Tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương theo các phụ lục số V và VI kèm theo Nghị quyết này.

Tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và số bổ sung cân đối của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương áp dụng riêng cho năm 2022. Căn cứ tình hình thực tế, năm 2023, Quốc hội sẽ quy định lại cho phù hợp.

Mức bội thu, mức vay bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương theo Phụ lục số VII kèm theo Nghị quyết này.

Cả nước đang "thắt lưng buộc bụng", nếu tăng lương thì chưa phù hợpCả nước đang 'thắt lưng buộc bụng', nếu tăng lương thì chưa phù hợp

SKĐS - Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, đây là giai đoạn cả nước đang "thắt lưng buộc bụng", lo phòng chống dịch chờ phục hồi kinh tế. Do vậy, giai đoạn này nếu tăng lương thì chưa phù hợp.


Lê Bảo - Hoàng Dương
Ý kiến của bạn