Quốc hội khóa XIII: Tăng cường quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng

25-05-2014 18:30 | Thời sự
google news

SKĐS - Bước sang ngày làm việc thứ 5, kỳ họp thứ bảy, Quốc hội (QH) khóa XIII QH nghe đại diện Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật nhà ở (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra dự án luật nêu trên; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi).

 

Bước sang ngày làm việc thứ 5, kỳ họp thứ bảy, Quốc hội (QH) khóa XIII ,QH nghe đại diện Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật nhà ở (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra dự án luật nêu trên; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi). Chiều cùng ngày  QH thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật đầu tư công sau khi nghe Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra dự án luật này.

 

Đại biểu thảo luận tại hội trường

 

Đại biểu thảo luận tại hội trường

 

 

Siết năng lực của nhà thầu.

Liên quan đến nội dung của dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi), trong phần thảo luận ở hội trường đại biểu QH đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau xong có một điểm thống nhất là cần kiểm soát siết chặt hơn nữa năng lự của nhà thầu, tăng cường quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng. Đại biểu Lê Quang Hiệp (Thanh Hóa) cho rằng: hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đầu tư đăng ký, đấu thầu vào lĩnh vực xây song do không phải chủ đầu tư nào cũng có năng lực đãn tới kéo dài thời gian xây dựng công trình thậm trí bỏ dở các hạng mục vì thiếu vốn, thiếu trang thiết bị… gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, nhất là chủ đầu tư ở các địa phương, cơ sở.  Do vậy, dự thảo Luật cần quy định cụ thể về năng lực của nhà thầu phù hợp quy mô hoạt động và có các chế tài đủ mạnh để tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Cùng nội dung này, nhiều đại biểu cho rằng vật liệu xây dựng (VLXD) có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng, tiến độ và chi phí đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên trong dự thảo luật lại đưa vấn đề này rất chung chung, không rõ ràng. ĐB Trần Minh Diệu (Quảng Bình) đề nghị: cần nghiên cứu, bổ sung thành một chương riêng quy định về quản lý VLXD, để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, giám sát chất lượng, sản xuất, kinh doanh, lưu thông và sử dụng VLXD. Ðể nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, đại biểu Ðỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) và một số đại biểu cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật cần quy định rõ hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm; nhất là bổ sung quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước và cá nhân trong việc kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư, triển khai xây dựng các công trình bằng nguồn vốn nhà nước.

 

Siết chặt năng lực nhà thầu

Siết chặt năng lực nhà thầu

 

Buổi chiều, các đại biểu QH làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi); dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đầu tư công (ĐTC). Với riêng Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ĐTC do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu trình bày thì Dự thảo Luật ĐTC đã tiếp thu để bổ sung thêm 21 điều, trong đó có những điều thể hiện rõ hơn tiêu chí xác định, phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và quyết định các dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư trung hạn để bảo đảm thực hiện đầu tư công hiệu quả...Tham gia thảo luận tại hội trường liên quan đến dự thảo Luật ĐTC đại biểu bày tỏ sự nhất trí cao với các Ðiều 8, Ðiều 9, Ðiều 10 về phân loại dự án đầu tư và cho rằng các quy định như vậy là chặt chẽ, hợp lý. Xác định, làm rõ hiệu quả của đầu tư công là nội dung được các đại biểu Trương Văn Vở (Ðồng Nai), Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) quan tâm và cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thực hiện đầu tư công. Nếu thực hiện tốt việc này sẽ tránh được lãng phí, khắc phục cơ chế xin - cho, hạn chế đầu tư dàn trải và phòng, chống tham nhũng trong đầu tư công. Tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Ðà Nẵng) và một số đại biểu khác nêu ý kiến, cách phân loại chủ yếu dựa vào quy mô dự án, chưa dựa vào nguồn vốn đầu tư cho nên chưa thể tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tự cân đối nguồn vốn. Ðề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, sửa đổi để tăng sự chủ động cho các địa phương trong quyết định đầu tư công.

Một trong những việc cần tập trung chú trọng là làm rõ hơn, cụ thể hơn các hành vi bị cấm trong đầu tư công. Bên cạnh đó, các quy định trong dự thảo Luật cần có sự gắn kết với Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để phát huy hiệu quả đồng bộ.

Thứ hai, ngày 26-5-2014  Quốc hội tiếp tục làm việc Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) và Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.

Văn Hậu

Ghi bên lề:

Trước đó tại ngày làm việc thứ 4, Quốc hội thảo luận tại tổ  về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; phương án đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013…nhiều đại biểu QH đánh giá Chính phủ đã kiên trì điều hành các chính sách kinh tế đề ra là “tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012”. Phóng viên báo SK&ĐS đã ghi lại bên lề QH, một số ý kiến đại biểu xung quanh vấn đề này .

 

ĐB Vũ Viết Ngoạn (tỉnh Khánh Hòa)

ĐB Vũ Viết Ngoạn (tỉnh Khánh Hòa)

 

 

 

ĐB Vũ Viết Ngoạn (tỉnh Khánh Hòa) : “kinh tế nước ta đã thể hiện khá rõ nét xu hướng phục hồi trong 4 tháng đầu năm nay..”.

PV: Thư ông, ông đánh giá như thế nào về xu hướng phục hồi của nền kinh tế trong giai đoạn năm 2013 và những thàng đầu năm 2014?

ĐB Vũ Viết Ngoạn: Qua đánh giá báo cáo tài chính của hơn 600 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hay như số liệu về tiêu thụ điện, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm hàng hóa) cũng tăng đáng kể, nhất là trong 6 tháng cuối năm 2013 tăng rất cao, trong khi trước đó các chỉ số này đều giảm liên tục. cùng với những chỉ số kinh tế được đưa ra trong “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; phương án đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013…” được trình bày trước QH cho thấy: , xu hướng phục hồi của nền kinh tế đã thể hiện khá rõ nét ngay từ cuối năm 2013 và ngày càng rõ hơn trong 4 tháng qua.

PV: Như vậy có thể thấy nói “gam mầu sáng” đã trở lại đối với nên kinh tế nước ta thưa ông?

ĐB Vũ Viết Ngoạn: Có thể nói kinh tế vĩ mô ổn định hơn khá nhiều; hệ thống tài chính, ngân hàng vững hơn trước... Nói vậy không có nghĩa chúng ta có thể yên tâm, vì còn nhiều việc phải làm. Nhưng so sánh với thời gian trước, thì nền kinh tế đã đỡ xấu hơn, rủi ro giảm bớt.

PV: Ông có thể chỉ ra một số khó khăn thách thức đối với tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới và giải pháp?

ĐB Vũ Viết Ngoạn: Về các hạn chế của nền kinh tế nước ta hiện nay, ngoài những điểm đã được báo cáo của Chính phủ đưa ra, xin nhấn mạnh thêm một số hạn chế khác. Thứ nhất là nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và phát sinh khó khăn mới. Khó khăn của nông nghiệp không chỉ do thiên tai hay đơn giản là giá cả, mà ở đây là khó khăn do cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều này đòi hỏi giải pháp với ngành nông nghiệp phải khác đi. Thứ hai là động lực tăng trưởng vẫn chủ yếu từ khu vực vốn đầu tư nước ngoài, từ cả sản xuất đến xuất khẩu. Điều này cho thấy, tính bền vững, tính tự chủ của chúng ta phần nào bị giảm bớt.Thứ ba là các doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến giải quyết công ăn, việc làm và các vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, kinh tế thế giới đang có dấu hiệu không ổn định dù cuối năm 2013 các chuyên gia dự báo và kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ khá sáng sủa, phục hồi tốt hơn nhiều trong năm 2014. Song, bước sang đầu năm 2014 đã xuất hiện một số yếu tố tiêu cực nên dự báo kinh tế thế giới sẽ ít sáng sủa hơn so với dự báo trước.

Việc cần làm trong thời gian tới là phải tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh. Để thực hiện mục tiêu này, không có gì khác là phải tái cơ cấu. Bởi theo tính toán của các chuyên gia, năng suất lao động của nước ta trong thời gian tới phải tăng ít nhất 50%, một điều dường như không tưởng với khả năng của nước ta hiện nay, mới có thể bù đắp cho việc giảm vốn đầu tư. Một đòi hỏi khác là tốc độ tăng trưởng phải đạt ít nhất 6,5%, thì mới có thể giải quyết công ăn, việc làm cho người đến độ tuổi lao động và đang trong độ tuổi lao động.

PV: Xin cảm ơn ông!

Văn Hậu


Ý kiến của bạn