Giá thực phẩm và đồ uống ở quốc gia này đắt hơn mức bình quân của EU tới 30%. Bánh mỳ và các sản phẩm làm từ lúa mì cũng khá đắt. Năm ngoái, Đan Mạch cũng đã được xếp hạng là nước có giá hàng hóa tiêu dùng đắt nhất.
Những quốc gia EU có giá thực phẩm rẻ nhất là Rumani và Ba Lan, trong khi Luxembourg, Áo và Phần Lan là các quốc gia đắt đỏ xếp sau Đan Mạch. Theo chuyên gia kinh tế Mads Lundby Hansen, có một số lý do khiến Đan Mạch có giá thực phẩm đắt đỏ bởi mức lương cao và thuế VAT cao.
Một số nước nằm ngoài EU nhưng vẫn thuộc châu Âu có mức giá cao hơn cả Đan Mạch như Thụy Sỹ (65%), Na Uy (61%) và Iceland (50%) cao hơn mức giá bình quân của EU.
50%
Là số tiền các công ty bảo hiểm ở Đức chi trả cho chi phí làm thụ tinh nhân tạo cho các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, nếu các cặp đôi ra nước ngoài để nhận trứng hiến, họ sẽ không được bảo hiểm chi trả.
Hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia y đức tại Đức đang kêu gọi luật mới về sức khỏe sinh sản. Theo các chuyên gia y tế, mỗi năm hàng ngàn cặp đôi muốn có con phải ra nước ngoài điều trị bởi một số lựa chọn cho họ bị cấm tại Đức, chẳng hạn như việc hiến trứng hay mang thai hộ.
Bảo Linh (theo DW)