Các nhà khoa học trên đã tiến hành khảo sát 148 trẻ em, trong đó có nhiều em nguy cơ cao bị tự kỷ do có anh chị em mắc chứng bệnh này. Các trẻ này đều được quét não vào lúc 6, 12 và 24 tháng tuổi. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những khác biệt trong phần não chịu trách nhiệm cho các chức năng cao cấp như ngôn ngữ - phần vỏ não - ở trẻ em trong năm đầu đời có thể phán ảnh nguy cơ mắc chứng bệnh tự kỷ.
Tiến sĩ Heather Hazlett – một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu trên – cho biết: “Rất sớm trong năm đầu đời của trẻ, chúng ta thấy sự khác biệt trên bề mặt não bộ, hé lộ nguy cơ hay không ở những trẻ có liên kết truyền thống với chứng bệnh tự kỷ (có người thân bị mắc chứng tự kỷ). Điều này sẽ giúp chúng ta nhận biết được trẻ nào có nguy cơ cao bị mắc chứng bệnh này hay không, rất sớm trước khi trẻ có những biểu hiện bệnh”.
Việc chẩn đoán được sớm bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ góp phần hỗ trợ cho các phương pháp chữa trị bằng hành vi trở nên hiệu quả hơn, giúp các bậc cha mẹ có cách tương tác, dạy dỗ cac con trẻ bị mắc chứng tự kỷ tốt hơn.