Quế giúp kiểm soát và điều hòa đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

27-11-2021 10:15 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Quế là một loại gia vị có mùi thơm và hương vị độc đáo, được sử dụng trong chế biến thực phẩm để tăng hương vị của món ăn. Quế có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân, cải thiện hệ tiêu hóa, rối loạn hệ hô hấp...

Quế có hương vị ngọt, cay và mùi thơm đặc trưng đồng thời là nguồn cung cấp các khoáng chất như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm và ma giê. Nó chứa một lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxine. Quế còn chứa chất xơ và chất chống oxy hóa...

1. Thành phần dinh dưỡng của quế

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một thìa quế xay 2,6g chứa: 6,42 calo, 2,1g carbohydrate, 26,1 miligam canxi, 0,21mg sắt, 1,56mg ma giê, 1,66mg phốt pho, 11,2mg ka li, 0,39 microgam vitamin A…

Quế cũng chứa một lượng vitamin B và K và các chất chống ôxy hóa choline, beta-carotene, alpha-carotene, beta-cryptoxanthin, lycopene, lutein và zeaxanthin…có thể làm giảm stress ôxy hóa và có thể giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh đái tháo đường typ 2 và một số bệnh khác.

Lá quế có chứa hai hợp chất chính cinnamaldehyde và trans-cinnamaldehyde (Cin) mang lại hương thơm độc đáo cho loại gia vị này. Tinh dầu quế thường được điều chế từ lá của nó nên có chứa hàm lượng Cin cao có lợi cho cơ thể con người.

Vỏ của cây quế có chứa catechin (một chất chống oxy hóa chủ yếu trong trà xanh) và procyanidins (một chất chống ôxy hóa chủ yếu trong quả mọng).

2. Lợi ích sức khỏe của quế

2.1 Kiểm soát lượng đường trong máu

Quế giúp kiểm soát và điều hòa đường huyết ở người bệnh đái tháo đường - Ảnh 2.

Quế được sử dụng rộng rãi không chỉ để kiểm soát lượng đường trong máu mà còn làm giảm mức cholesterol, huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Đối với bệnh đái tháo đường typ 2 và tiền đái tháo đường, quế giúp lượng đường huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Quế có tác dụng làm tăng khả năng tiêu thụ đường trong các tế bào và góp phần điều hòa đường huyết. Một vài chất trong quế giúp các tế bào mỡ nhận dạng và phản ứng tốt đối với insulin. Quế còn làm trì hoãn thời điểm khởi phát bệnh ở những người có nguy cơ cao (béo phì, lối sống tĩnh tại, ít hoạt động…). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không được sử dụng quế thì cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng quế trong điều trị.

Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp (NCCIH), quế không giúp giảm mức độ glucose hoặc glycosylated hemoglobin A1c mà đây là biện pháp kiểm soát đường huyết lâu dài ở người bệnh đái tháo đường.

2.2 Quế giúp giảm nguy cơ béo phì

Béo phì đi kèm với các bệnh hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường. Giảm cân bằng quế là một trong những giải pháp được nhiều người áp dụng. Quế chứa lượng lớn pulyphenol giúp thúc đẩy giảm cân, tăng trao đổi chất cũng như phá vỡ liên kết peptit trong cơ thể.

Hợp chất hydroxycinnamaldehyde có trong quế có khả năng ngừa viêm và ngăn chất béo tích tụ trong máu giúp giảm mỡ bụng, hạ cholesterol trong máu, phòng bệnh tim mạch, mỡ máu.

Sử dụng bột quế trong thức uống hằng ngày sẽ giúp cân nặng được cải thiện. Bên cạnh đó, quế cũng giúp ngăn ngừa béo phì, tăng sức đề kháng và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Có thể kết hợp với quế trong nhiều thức uống giảm cân như quế mật ong, quế chanh, quế và gừng…

2.3 Tốt cho người mắc bệnh thoái hóa thần kinh

Quế có các chức năng hướng thần kinh, tức là giúp hình thành các tế bào thần kinh mới trong não, cũng như sự tồn tại của các tế bào thần kinh hiện có. Theo một nghiên cứu, Cin trong quế được chuyển hóa thành chất chuyển hóa natri benzoat (NaB) trong cơ thể, NaB này có tầm quan trọng về mặt y học cùng với các chức năng khác, nó cũng làm tăng các chức năng hướng thần kinh có thể có lợi cho những người mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và chứng mất trí nhớ.

2.4 Cải thiện lưu thông máu trong tử cung

Một số nghiên cứu nói rằng quế có thể giúp cải thiện lưu thông máu trong tử cung và thúc đẩy tái tạo mô. Điều này giúp ngăn chặn việc giảm cung cấp máu trong thời kỳ kinh nguyệt và duy trì khả năng sinh sản và sức khỏe tốt của trứng. Quế cũng có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến tử cung trong thời kỳ mang thai, hơn nữa giúp duy trì lưu lượng máu qua dây rốn để mang lại sức khỏe tốt cho thai nhi.

2.5 Ngăn ngừa chảy máu

Quế không chỉ giúp cải thiện nguồn cung cấp máu khi cần thiết mà còn có thể hoạt động như một chất đông máu và ngăn ngừa chảy máu. Theo một nghiên cứu, dầu quế, so với dạng nước của nó, có thể giúp giảm thời gian đông máu trong những trường hợp có vấn đề liên quan đến đông máu của vết thương như kích thước vết thương lớn hoặc một bệnh tiềm ẩn như tiểu đường hoặc bệnh máu khó đông.

2.6 Quế tốt cho tim mạch

Quế giúp kiểm soát và điều hòa đường huyết ở người bệnh đái tháo đường - Ảnh 3.

Cinnamaldehyde và axit cinnamic trong quế có tác dụng bảo vệ tim mạch, cùng với đặc tính chống viêm mạnh. Mức cholesterol cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến tim. Sử dụng mật ong và quế có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách điều chỉnh mức cholesterol trong cơ thể.

Mật ong được chứng minh có thể làm giảm mức cholesterol LDL (xấu) xuống 6%, mức chất béo trung tính 11% và có khả năng tăng mức cholesterol HDL (tốt). Ngược lại, quế giúp giảm mức cholesterol toàn phần.

Polyphenol trong mật ong còn giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, ngăn ngừa cục máu đông, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

2.7 Cải thiện sức khỏe ruột kết

Quế có thể giúp cải thiện sức khỏe của ruột kết một cách hiệu quả và do đó, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Cinnamaldehyde trong một số loại gia vị, trong đó có quế giúp ngăn chặn đại tràng khỏi tác hại của các gốc tự do, đồng thời tác dụng ngăn ngừa hóa học của nó giúp ở cấp độ tế bào và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

2.8 Hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Một số hợp chất của quế cũng được chiết xuất để điều chế thuốc chống ung thư. Các hoạt động chống tăng sinh của quế có thể có hiệu quả chống lại các tế bào bệnh bạch cầu...

2.9 Giúp kiểm soát bệnh viêm khớp

Cinnamomum cassia, được biết đến rộng rãi trong việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Quế có đặc tính chống viêm và chống viêm khớp chủ yếu do sự hiện diện của aldehyde cinnamic, axit cinnamic và coumarin. Các hợp chất này có thể giúp giảm sưng và đau liên quan đến viêm khớp vai.

2.10 Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiều loại vi khuẩn và virus là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm. Hoạt tính kháng khuẩn của quế có thể giúp ngăn ngừa hoặc tiêu diệt mầm bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cinnamaldehyde trong quế cũng có thể giúp giảm kích ứng của các tế bào phổi do hút thuốc lá và do đó, có thể giúp cải thiện đường hô hấp.

3. Tác dụng phụ của quế

Quế là một loại gia vị thảo mộc rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi dùng quế có thể gây ra một số vấn đề nhất định khi dùng quá liều lượng. Một số tác dụng phụ do tiêu thụ quá nhiều quế có thể bao gồm:

  • Độc tính hoặc tổn thương gan.
  • Dị ứng.
  • Tăng nguy cơ tổn thương DNA.
  • Tăng thân nhiệt.
  • Miệng lở loét kèm theo cảm giác ngứa hoặc rát.
  • Tương tác với một số loại thuốc như thuốc chữa bệnh tim hoặc tiểu đường.
  • Gây ngứa họng.
  • Một số vấn đề khi mang thai.

Quế là một loại gia vị tuyệt vời và một loại thảo mộc truyền thống đã được sử dụng lâu đời. Sử dụng quế trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để biết liều lượng thích hợp và cách dùng hiệu quả nhất.

Sau tiêm vaccine COVID-19 có cần kiêng ăn trứng?Sau tiêm vaccine COVID-19 có cần kiêng ăn trứng?

SKĐS - Thông tin không nên ăn trứng sau khi tiêm vaccine COVID-19 đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều này có đúng không và nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Châu Âu lại trở thành tâm dịch với số ca mắc có thể tăng thêm 500.000 ca.


Mộc Miên
Ý kiến của bạn