Hà Nội

Quế chi thang - điều trị cảm phong hàn

06-10-2019 10:35 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Bài Quế chi thang của Trương Trọng Cảnh được in trong bộ sách Thương hàn luận, qua nhiều thế hệ thầy thuốc Đông y áp dụng, đạt hiệu quả cao nên được các danh y đời nhà Mãn Thanh làm bài Cung đình pháp chế in trong cuốn Sân bổ danh y phương luận. Sau này được in trong cuốn sách 380 bài thuốc Đông y hiệu nghiệm.

Bài thuốc gồm: bạch thược 120g, cam thảo 80g, đại táo 12 quả, quế chi 120g, sinh khương 120g. Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng cảm phong hàn 4 mùa, nhưng mùa đông là nhiều nhất.

Trong bài lấy quế chi làm quân. Quế chi vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn tà, ấm cơ thể, làm cho dương khí mạnh lên để vệ khí mạnh (vệ khí là chính khí bảo vệ bên ngoài phủ tạng, da thịt). Bạch thược vị chua tính lạnh, vị chua để liễm mồ hôi, lạnh đi vào âm (bên trong) để ích dinh (huyết) để làm thần cho quế chi (Trong bài thuốc Đông y có quân, thần, tá, sứ), vừa cố biểu vừa thanh lý để cho ra mồ hôi nhẹ. Sinh khương có vị cay để giúp cho quế chi giải cơ biểu, đại táo có vị ngọt để giúp cho bạch thược hòa huyết ở bên trong, cam thảo vị ngọt tính bình có khả năng làm cho trong ấm, ngoài êm để điều hòa trung khí của tỳ vị, cũng đồng thời điều hòa giữa biểu và lý (bên trong và bên ngoài), có chức năng điều hòa các vị thuốc. Trong bài lấy sự tương tu (cân bằng) của quế chi, bạch thược. Lấy sự tương đắc của đại táo sinh khương, nhưng phải có cam thảo để điều hoà âm dương khí huyết. Đó là cương nhu cùng giúp nhau để dẫn đến êm hòa. Nhưng sự tinh tế của nó là sau khi uống thuốc 15 phút phải ăn một bát cháo loãng nóng để giúp sức với thuốc. Bởi vì bên trong có khí cốc (khí của ngũ cốc) không những dễ tạo ra mồ hôi mà còn làm cho tà khí đã nhập vào bên trong không thể luẩn quẩn mà phải thoát ra bên ngoài theo mồ hôi, cũng là cách làm cho ra mồ hôi chút ít, không được ra đầm đìa làm tổn thương tân dịch.

Phương thuốc này là đỉnh cao của các phương thuốc giải cảm, có tác dụng vừa phát hãn, vừa giải cơ, vừa điều hòa dinh vệ khí huyết, dùng trong các chứng trúng phong hàn, mạch phù nhược, tự ra mồ hôi mà biểu không giải, đều dùng bài này để chữa.

Quế chi thangQuế chi

Cách dùng: Các vị thuốc trên cho vào 6 bát nước sắc lấy 3 bát, cho bệnh nhân uống một bát đắp chăn nằm, mồ hôi ra dâm dấp cho uống một bát cháo loãng nóng, thế là đạt yêu cầu. Không cần uống thêm nữa. Nếu lần thứ nhất mồ hôi chưa ra thì cho uống lần thứ hai là kết quả. Không cần uống hết thang. Bài thuốc này chỉ dùng cho người lớn, khỏe mạnh. Nếu dùng cho người cao tuổi, người sức khỏe yếu thì dùng 1/10 liều lượng trên. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, trẻ vị thành niên dùng l/10 liều lượng như người cao tuổi.

Các thế hệ thầy thuốc Đông y sau này, qua quá trình điều trị đã gia thêm vị hoàng cầm gọi là bài “Dương đán thang” in trong cuốn Kim quĩ yếu lược với liều lượng: quế chi 10g, bạch thược 10g, cam thảo 10g, đại táo 12 quả, sinh khương 10g, hoàng cầm 6g. Để điều trị chứng cảm phong hàn người lúc nóng lúc lạnh, sợ gió, ra mồ hôi, thở khò khè, nôn khan, đau vùng gáy, mạch phù. Cách dùng: Sắc với 1,2 lít nước lấy 800ml chia 4 lần uống trong ngày.

Thang này dùng thược dược và sinh khương liều cao, gia thêm nhân sâm có tên là “Quế chi tân gia thang” để điều trị chứng: Dinh biểu (khí huyết) hư hàn, tay chân và cơ thể đau nhức mỏi...


TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng
Ý kiến của bạn