Hà Nội

Quảng Bình đảm bảo an toàn cho người dân khỏi nguy cơ sạt lở và hồ đập xuống cấp

19-10-2022 09:45 | Xã hội
google news

Thường xuyên hứng chịu thiên tai, đặc biệt là ảnh hưởng lớn từ mưa lũ. Tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều biện pháp và xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho người dân.

Nước ngập mênh mông, người dân vùng “rốn lũ” Quảng Bình lo ngại lũ chồng lũNước ngập mênh mông, người dân vùng “rốn lũ” Quảng Bình lo ngại lũ chồng lũ

SKĐS - Ngày 16/10, Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống đã có mặt tại vùng lũ huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Nước ngập sâu chia cắt nhiều khu vực. Mưa đã ngớt nhưng nước lũ rút chậm, người dân lo lắng nếu tiếp tục mưa sẽ xuất hiện “lũ chồng lũ”.

Theo thống kê của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, hiện tỉnh này có 69 điểm sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư trong mùa mưa bão năm 2022. Trong đó có 9 điểm sạt lở có nguy cơ cao, với diện tích khoảng 68,14ha, ảnh hưởng trực tiếp đến 428 hộ dân.

Quảng Bình thực hiện nhiều phương án đảm bảo an toàn cho người dân khỏi nguy cơ sạt lở và hồ đập xuống cấp - Ảnh 1.

Người dân nhiều địa phương tại Quảng Bình đối mặt với nguy hiểm do nguy cơ sạt lở đất.

Huyện miền núi Minh Hóa là địa phương có nhiều điểm sạt lở ảnh hưởng đến khu vực dân cư, gây nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa bão. Thời gian qua, địa phương này đã chú trọng xây dựng các phương án ứng phó, nhằm bảo đảm an toàn cho người dân.

Còn tại huyện Bố Trạch, điểm có nguy cơ sạt lở cao là đồi Hạ Vàng, thị trấn Phong Nha với 36 hộ/144 nhân khẩu bị ảnh hưởng cũng đang được địa phương hoàn tất thủ tục để thực hiện hạ thấp độ cao chống sạt lở theo hình thức xã hội hóa.

Với người dân tại thôn Đạm Thủy, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, nỗi lo về sạt lở đất đã vào "dĩ vãng" khi mà tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cấp, ngành nhanh chóng triển khai xây dựng các khu tái định cư để bố trí chỗ ở cho người dân. Trước đó, trong trận lũ lịch sử vào tháng 10/2020, nơi đây đã xảy ra tình trạng đất núi lở phá hủy và lấp nhà dân khiến hơn 20 hộ dân ở phải di dời khẩn cấp.

Quảng Bình thực hiện nhiều phương án đảm bảo an toàn cho người dân khỏi nguy cơ sạt lở và hồ đập xuống cấp - Ảnh 2.

Người dân vùng sạt lở thôn Đạm Thủy, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa sinh sống an toàn ở vùng tái định cư.

Được biết, để chủ động phòng chống thiên tai, trong khi chờ bố trí kinh phí thực hiện các công trình phòng chống sạt lở, các địa phương tại Quảng Bình đã chủ động rà soát, xây dựng phương án di dời và vận động những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi trú tránh an toàn khi xảy ra mưa lớn, lũ lụt.

Cùng với nguy cơ sạt lở đất là nỗi lo về các hồ đập trước tình hình mưa lũ có nhiều diễn biến phức tạp. Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng hồ, đập chứa nước khá lớn, đóng vai trò quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp, kiểm soát lũ lụt cũng như phục vụ du lịch.

Theo thống kê từ Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Bình, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 153 hồ chứa, 193 đập dâng thủy lợi.

Quảng Bình thực hiện nhiều phương án đảm bảo an toàn cho người dân khỏi nguy cơ sạt lở và hồ đập xuống cấp - Ảnh 3.

Một số hồ, đập chứa nước bị xuống cấp, hư hỏng.

Được biết, hầu hết các công trình hồ, đập được xây dựng từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước nên việc hư hỏng, xuống cấp là không thể tránh khỏi. Kinh phí bố trí cho bảo trì, sửa chữa thường xuyên cho các công trình này còn nhiều hạn chế. Vì thế, việc sửa chữa thiếu đồng bộ, nhiều hạng mục công trình từ đó bị hư hỏng, xuống cấp.

"Hiện nay, trên địa bàn còn khoảng 26 hồ đang nằm trong diện phải nâng cấp, sửa chữa. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hạn hẹp nên rất cần sự ủng hộ từ nguồn kinh phí từ Trung ương. Trong điều kiện mưa bão, biến đổi khí hậu như hiện nay, Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án để đảm bảo an toàn nhưng về lâu dài rất cần nguồn kinh phí để sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vùng hạ du trong mùa mưa bão sắp tới", ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết.

Quảng Bình thực hiện nhiều phương án đảm bảo an toàn cho người dân khỏi nguy cơ sạt lở và hồ đập xuống cấp - Ảnh 4.

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình kiểm tra tình hình an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn.

Trong chuyến kiểm tra tình hình an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn mới đây, ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình đã đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, phân công lực lượng túc trực 24/24 giờ tại các hồ chứa. Chủ động triển khai phương án phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, quán triệt phương châm "4 tại chỗ"; cùng với đó yêu cầu đơn vị quản lý các hồ chứa nước phải vận hành đúng quy trình, bảo đảm an toàn công trình.

Vụ sạt lở mỏ titan tại Bình Thuận: Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùngVụ sạt lở mỏ titan tại Bình Thuận: Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng

Sau 4 ngày xảy ra vụ sạt lở mỏ titan ở Bình Thuận, thi thể 4 nạn nhân gồm Bùi Quang Tr. (Phú Thọ); Huỳnh Tấn Ph., Nguyễn Văn N. (cùng ở Bình Thuận) và Nguyễn Văn Tr. (ngụ Bình Định) đã được tìm thấy.

Bờ sông sạt lở kinh hoàng, nhà dân đổ sập, 1 người tử vongBờ sông sạt lở kinh hoàng, nhà dân đổ sập, 1 người tử vong

SKĐS - Bờ sông Thạch Hãn (ở xã Hải Lệ, TX. Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) sạt lở khiến nhà dân bị đổ sập, 1 người tử vong.

Hội An Ngập Sâu, Du Khách Thuê Thuyền Ngắm Cảnh Phố Cổ


Hùng Trần
Ý kiến của bạn