Quan sát Sao Hỏa màu đỏ cam rực rỡ trên bầu trời sáng nay

16-01-2025 08:20 | Xã hội
google news

SKĐS - Sao Hỏa sẽ đạt đến vị trí trực đối – vị trí đối diện với Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất vào lúc 9 giờ 32 phút ngày 16/1. Từ Hà Nội, hành tinh này sẽ nằm cao khoảng 7 độ so với đường chân trời hướng Đông Bắc khi màn đêm dần buông xuống.

Các nhà khoa học vật lý thiên văn hàng đầu thế giới tụ hội ở Quy NhơnCác nhà khoa học vật lý thiên văn hàng đầu thế giới tụ hội ở Quy Nhơn

SKĐS - Hội nghị "Lý thuyết gặp thực nghiệm: Vật lý thiên văn và vũ trụ học" là hội nghị quốc tế đầu tiên của chuỗi sự kiện khoa học nằm trong Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 21 diễn ra tại tỉnh Bình Định năm 2025.

Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cho biết, sao Hỏa sẽ đạt đến vị trí trực đối – vị trí đối diện với Mặt Trời trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất – vào lúc 9 giờ 32 phút ngày 16/1.

Từ Hà Nội, hành tinh này sẽ nằm cao khoảng 7 độ so với đường chân trời hướng Đông Bắc khi màn đêm dần buông xuống. Nó sẽ lên cao nhất trên bầu trời vào lúc 00 giờ 09 phút, cao 85° so với đường chân trời hướng Bắc và vẫn cao khoảng 7 độ ở hướng Tây Bắc khi bình minh đến. Trong đêm, Sao Hỏa sẽ là một chấm sáng màu đỏ cam nổi bật có kích thước góc 14,5" cùng độ sáng biểu kiến – 1,4 trong khu vực của chòm sao Gemini (Song Tử).

Quan sát Sao Hỏa màu đỏ cam rực rỡ trên bầu trời sáng nay- Ảnh 2.

Sao Hỏa đạt vị trí trực đối - đối diện với Mặt Trời sáng 16/1.

Vào thời điểm trực đối, Sao Hỏa cũng sẽ tiến đến gần Trái Đất nhất khiến hành tinh này trở nên sáng nhất và lớn nhất trong lần xuất hiện này. Trong tất cả các hành tinh, Sao Hỏa cho thấy sự thay đổi lớn nhất về kích thước và độ sáng biểu kiến. Kích thước góc của nó thay đổi hơn bảy lần khi ở vị trí gần (25,69") và xa Trái Đất nhất (3,49").

Điều này xảy ra vì nó nằm ngay cạnh Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 1,5 AU. Do vậy, khoảng cách giữa Sao Hỏa và hành tinh của chúng ta thay đổi rất nhiều, từ 0,36 AU đến 2,68 AU, tùy thuộc vào vị trí tương đối giữa hai hành tinh này so với Mặt Trời.

Hình dạng quỹ đạo của Sao Hỏa cũng khiến hành tinh này giành phần lớn thời gian ở cách xa Trái Đất, điều này tạo thêm động lực để chúng ta chú ý đến nó xung quanh thời điểm trực đối. Cứ sau khoảng hơn hai năm, Sao hỏa lại xuất hiện lớn và sáng trong vài tuần.

Ngay cả khi ở gần Trái Đất nhất, Sao Hỏa cũng chỉ xuất hiện dưới dạng một chấm sáng không khác biệt quá nhiều so với các ngôi sao nếu không có sự trợ giúp của kính thiên văn. Trong vài tuần sau khi đạt đến vị trí trực đối, hành tinh này sẽ đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời sớm hơn bốn phút mỗi đêm. Nó sẽ lùi xa dần khỏi bầu trời buổi sáng trước bình minh nhưng vẫn có thể nhìn thấy trên bầu trời buổi tối trong vài tháng tới.

Kính thiên văn James Webb phát hiện các thiên hà đầu tiên trong vũ trụKính thiên văn James Webb phát hiện các thiên hà đầu tiên trong vũ trụ

SKĐS - Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) tiếp tục phá kỷ lục của chính mình, khi phát hiện 5 ứng cử viên thiên hà có niên đại chỉ 200 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 16/1: Cảnh tượng kinh hoàng người đàn ông bị kẻ bịt mặt cầm hung khí đâm gục xuống đường | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn