Hà Nội

Quặn lòng trước sự sống mong manh của 5 bệnh nhân ngộ độc nấm

13-03-2014 07:42 | Tin nóng y tế
google news

Nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, chị Lý Thị Thơm không lo cho mình mà thắt ruột lo cho đứa con trai duy nhất mà chị vất vả chăm bẵm một mình từ khi sinh con, rồi đứa cháu không cha, không mẹ cũng đang nguy kịch vì ngộ độc nấm.

Nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, chị Lý Thị Thơm không lo cho mình mà thắt ruột lo cho đứa con trai duy nhất mà chị vất vả chăm bẵm một mình từ khi sinh con, rồi đứa cháu không cha, không mẹ cũng đang nguy kịch vì ngộ độc nấm.

Không nói được nhiều, nhưng từ hai khóe mắt, nước mắt cứ trực trào... Chị Thơm ân hận, vì một phút bất cẩn, vì thương con thương cháu đói quá, chị đã hái nấm trong rừng nấu ăn khiến cả 5 người phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

 

Chị Thơm rất hối hận vì một chút bất cẩn đã khiến con, cháu, người thân nguy kịch.
Chị Thơm rất hối hận vì một chút bất cẩn đã khiến con, cháu, người thân nguy kịch.

Trên giường bệnh, xuất cơm miễn phí của bệnh viện dành cho những bệnh nhân nghèo vẫn y nguyên, chị không thể nuốt được vì lo cho cậu con trai nhỏ 13 tuổi và cả đứa cháu bên gia đình chồng... Phòng bệnh bên này, cậu bé Lý Minh Khôi (13 tuổi - con trai chị Thơm) và cô bé Lý Thị Thùy (14 tuổi - chị họ) cũng nằm im, thiêm thiếp vì mệt, môi, tay chân tím ngắt vì độc tố của nấm. Đã quá bữa trưa, nhưng em cũng không thể cố ngồi dậy ăn một chút cơm vì mệt mỏi. Bà ngoại và một người chú miệng cũng đắng ngắt, đói lòng mà không nuốt nổi cơm vì lo, không biết con cháu mình sẽ điều trị như thế nào, khi trong người không có lấy một đồng bạc. Khi cuống cuồng chạy theo con và hai cháu xuống viện, mẹ chị Thơm chỉ dắt được trong người 120 ngàn đồng. Sau 2 ngày ở viện, số tiền ít ỏi ấy cũng đã hết sạch, đến cháu khát nước cũng phải xin người bệnh bên cạnh cho con hớp nước.

 

Chị Thơm rất hối hận vì một chút bất cẩn đã khiến con, cháu, người thân nguy kịch.
Triệu Nho Phú. 57 tuổi và vợ là bà Vũ Thị Hồi, 60 tuổi) nấu nồi canh nấm nóng hổi, cả 5 người xì xụp ăn ngon lành.

 

Đến đêm, hai mẹ con chị Thơm và bé Thúy bắt đầu nôn dữ dội, đi ngoài liên tục. Biết ngay là ngộ độc nấm, gia đình đã đưa đến bệnh viện Võ Nhai cấp cứu. Mọi người trong thôn cũng vào rừng động viên ông bà Phú đến viện. Dù miệng nôn trôn tháo, nhưng ông bà nhất quyết không đi vì biết ngộ độc nấm cũng đành chết, vì không có tiền. Mọi người gần như phải khiêng ông bà đến bệnh viện và cả 5 người đã được chuyển thẳng xuống Trung tâm chống độc ngay trong đêm.

TS.BSCK II Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, cả 5 bệnh nhân người Dao (ở Võ Nhai, Thái Nguyên) được chuyển đến Trung tâm Chống độc trong tình trạng nguy kịch bởi tình trạng ngộ độc nấm. Các bệnh nhân bị nôn, tiêu chảy và trụy mạch. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là các bệnh nhân đã có tình trạng tăng men gan do độc tố của nấm. “Các bệnh nhân men gan tăng gấp 4 lần so với bình thường và sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tiếp theo. Vì thế, hiện chưa thể đưa ra tiên lượng khả quan bởi men gan tăng, tế bào gan bị hủy hoại, dẫn đến nguy cơ hôn mê gan dẫn đến chảy máu, tăng mạch, rối loạn đông máu”, BS Sơn nói.

TS Sơn cho biết, hoàn cảnh của 5 bệnh nhân thuộc 2 gia đình vô cùng thương tâm. Chị Thơm phải nuôi con một mình ngay khi vừa sinh con vì chồng bỏ đi không liên lạc. Người cháu họ tên Thùy bố mẹ cũng bỏ nhau đã lâu, 3 năm nay bố mẹ bé bặt âm vô tín, bé sống với bà nội già yếu đã hơn 70 tuổi. Thùy đang học lớp 8 mới đây cũng phải nghỉ học, phụ bà làm nương rẫy cũng chỉ đủ sống qua ngày.

Bà Thơm cho biết, sáng nay, bệnh viện đã thông báo tạm thu tiền 3 người bệnh, nhưng bà chẳng biết lấy đâu ra tiền nên đã gọi điện một người thân ở Bắc Ninh vay được 1 triệu đồng. Người cháu họ Lý Sinh Tú xuống chăm em Thúy cũng cầm tạm chiếc xe máy được 3 triệu đồng, nay mới đóng viện phí cho mỗi người được 1 triệu đồng.

“Nghe bác sĩ nói, nhiều ca ngộ độc nấm đã được cứu sống, chúng tôi cũng rất hi vọng, mong mỏi. Nhưng khi nghe đến chi phí điều trị, tôi rụng rời cả chân tay. Đến lo ăn cho con cháu cũng chẳng có phải nhờ xuất ăn miễn phí ở viện. Cháu khát nước cũng phải xin bệnh nhân giường bên… giờ chúng tôi không biết xoay sở đâu ra tiền. Ở quê có căn nhà nhỏ, một ít ruộng, có bán cũng chẳng ai mua…Giá như nó không bồng bột, chịu qua cơn đói, về nhà ăn tạm củ khoai, cái rau có phải đỡ khốn khổ. Bình thường khỏe mạnh cũng chỉ làm đủ tằn tiện mẹ con qua ngày, giờ cả hai mẹ con nằm đây, biết lấy đâu tiền để cứu con, cứu cháu…” bà Thơm khóc nấc.

Nằm cạnh giường Khôi, Thùy lặng lẽ kéo chăn chùm kín mặt. Lặng lẽ nghe bác sĩ nói đến số tiền điều trị, nghe mọi người hỏi han, Thùy càng khóc nấc. Đã bao năm nay, cô bé sống cùng bà nội già yếu, tiền trăm trong nhà còn không có nói gì đến tiền triệu để chữa bệnh…

Cô bé Lý Thị Thùy lặng lẽ khóc vì biết hoàn cảnh gia đình, lấy đâu số tiền cả

Cô bé Lý Thị Thùy lặng lẽ khóc vì biết hoàn cảnh gia đình, lấy đâu số tiền cảtrăm triệu để chữa trị cho em...

Hoàn cảnh của vợ chồng ông bà Phú, bà Hồi cũng đáng thương không kém. Có hai đứa con nhưng chúng cũng đi làm ăn xa không đủ nuôi thân. Ông bà lâu nay sống trong rừng, làm nương làm rẫy, đi kiếm củ rừng… tằn tiện sống qua ngày.

Hiện tại, các bệnh nhân đều được theo dõi chặt chẽ, ngay khi có những dấu hiệu tổn thương gan, suy gan người bệnh sẽ phải dùng nhiều thuốc, lọc máu, truyền nhiều các loại sản phẩm của máu với chi phí rất lớn. Ngay cả với những bệnh nhân có bảo hiểm y tế chi trả, người bệnh cũng phải đóng hàng trăm triệu đồng cho những chi phí điều trị không được bảo hiểm y tế chi trả. “Còn nước còn tát, các bác sĩ đang cố gắng hết sức để cứu chữa cho những người bệnh. Thế nhưng, với chi phí rất lớn, Trung tâm chống độc cũng không biết lấy kinh phí từ đâu để cứu chữa cho người bệnh. Hoàn cảnh khó khăn của người bệnh cũng đã được báo cáo lên bệnh viện để bệnh viện hỗ trợ xuất ăn miễn phí. Còn để chữa trị cho cả 5 người bệnh, cần lắm tấm lòng, sự chia sẻ, giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái”, một bác sĩ điều trị chia sẻ.

Các bệnh nhân hiện đang điều trị tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai.

Theo Dân Trí

 

 

 

 


Ý kiến của bạn