1. Quan hệ tình dục khi mang thai có kích thích chuyển dạ?
Quan hệ tình dục có thể kích thích chuyển dạ theo nhiều cách khác nhau. Nếu đang trong giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ, thai phụ có thể nhận thấy rằng mình bị cứng tử cung sau khi quan hệ tình dục. Điều này là do các cơn co thắt bạn có sau khi đạt cực khoái (hoặc thậm chí chỉ là sự gia tăng hoạt động thể chất) có thể gây ra các cơn co thắt chuyển dạ "giả". Nhưng khi càng gần đến ngày dự sinh, các cơn co thắt chuyển dạ "giả" có thể trở thành chuyển dạ thật.
Quan hệ tình dục dường như là yếu tố để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ? Các cơn co thắt tử cung là một phần tất yếu của việc đạt cực khoái, và chúng có thể khá mạnh và kéo dài. Những cơn co thắt sau cao trào được cho là có khả năng giúp kích thích chuyển dạ nếu cơ thể thai phụ đã đủ điều kiện sẵn sàng cho cuộc sinh nở.
Tinh trùng chứa prostaglandin, hoặc axit béo hoạt động giống như hormone, cũng được sản xuất bởi tử cung để làm mỏng và giãn cổ tử cung và bắt đầu các cơn co thắt để chuẩn bị cho việc sinh nở. Trên thực tế, các loại thuốc được bác sĩ sử dụng để kích thích chuyển dạ, như misoprostol, có chứa một phiên bản tổng hợp của prostaglandin đã được chứng minh là giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.
Oxytocin là hormone được tiết ra khi đạt cực khoái. Nó còn được gọi là "hormone tình yêu" vì nó có vai trò trong các mối quan hệ lãng mạn, tình dục, sinh sản và thậm chí là gắn kết giữa người mẹ và trẻ sơ sinh. Hơn nữa, kích thích núm vú và bộ phận sinh dục cũng như cực khoái được coi là một cách tự nhiên để tăng mức oxytocin, một loại hormone do cơ thể bạn sản xuất để kích hoạt các cơn co thắt chuyển dạ khi bạn sẵn sàng sinh nở. Oxytocin cũng thường được các bác sĩ sử dụng ở dạng tổng hợp để gây chuyển dạ.
2. Có phải lúc nào quan hệ tình dục cũng gây chuyển dạ không?
Mặc dù có lý do để cho rằng quan hệ tình dục muộn có thể gây chuyển dạ, nhưng vẫn chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh rằng nó thực sự hiệu quả. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng quan hệ tình dục trên thực tế đã gây chuyển dạ ở những phụ nữ có nguy cơ thấp ở tuần thứ 41 nhưng khi nghiên cứu được lặp lại vài năm sau đó, những phụ nữ sinh đủ tháng thực sự ít có khả năng chuyển dạ hơn. Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện đều không có kết quả hoặc chỉ ra rằng quan hệ tình dục không gây chuyển dạ.
Nghiên cứu cho thấy rằng đối với những phụ nữ mang thai bình thường, không có biến chứng, quan hệ tình dục và cực khoái không kích hoạt chuyển dạ trừ khi các điều kiện chuyển dạ đã chín muồi.
3. Quan hệ tình dục vào những tuần cuối thai kỳ có nguy hiểm không?
Thai phụ lo lắng rằng quan hệ tình dục có thể gây chuyển dạ quá sớm từ tuần thứ 32 đến tuần thứ 37, 38 hoặc 39. Tuy nhiên, các cơn co thắt sau khi đạt cực khoái không phải là dấu hiệu chuyển dạ trừ khi cơ thể thai phụ đã sẵn sàng cho sinh con. Nếu có một lý do nào đó khiến thai phụ không nên quan hệ tình dục khi mang thai, chẳng hạn như có nguy cơ sinh non cao hoặc có vấn đề về nhau thai, thì bác sĩ sẽ cho biết.
4. Quan hệ tình dục an toàn trong thai kỳ
Hầu hết các tư thế quan hệ tình dục không nguy hiểm vẫn an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, ngay cả khi đang mang thai, vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lưu ý tuyệt đối không để đối tác thổi vào âm đạo khi quan hệ tình dục bằng miệng. Làm như vậy có thể gây ra cái được gọi là thuyên tắc khí. Điều này có nghĩa là bong bóng khí làm tắc nghẽn mạch máu và nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi.
Thận trọng khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Vì hậu môn có rất nhiều vi khuẩn nên bất kỳ sự xâm nhập nào vào âm đạo sau khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn đều có thể làm lây lan vi khuẩn vào âm đạo. Mặc dù nút nhầy ở đó để bảo vệ tử cung khỏi vi khuẩn, bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng lây lan sang thai nhi đang phát triển.
Không quan hệ tình dục khi bị vỡ ối. Giao hợp có thể đưa vi khuẩn vào ống âm đạo. Khi màng ối bị vỡ, điều này có nghĩa là vi khuẩn / nhiễm trùng có thể dễ dàng tiếp cận với thai nhi hơn.
Ngay cả khi quan hệ tình dục hoặc cực khoái không khiến thai phụ chuyển dạ hoàn toàn, thai phụ vẫn có thể gặp phải các cơn co thắt chuyển dạ "giả". Do đó, hãy phân biệt với các cơn co thắt chuyển dạ thực sự diễn ra đều đặn, kéo dài từ 30 đến 70 giây và tiếp tục kéo dài hơn và mạnh hơn cho dù bạn có nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế.
Liên hệ ngay với bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất khi gặp bất cứ điều gì như chảy dịch, đau hoặc bị cơn co thắt dữ dội, hoặc chảy máu nhiều sau khi quan hệ tình dục.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Biến thể omicron tại một số nước trên thế giới