Cận thị xuất hiện ở độ tuổi càng sớm, tốc độ tiến triển sẽ càng nhanh và nguy cơ gặp phải các vấn đề thị giác sẽ càng nhiều.
Vì vậy, kiểm soát cận thị có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ mắt cho trẻ. Tuy vậy vẫn có những hiểu lầm về vai trò cũng như phương pháp kiểm soát cận thị. Hãy cùng Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tìm hiểu qua bài viết sau.
Kiểm soát cận thị là quy trình quản lý, thiết lập phác đồ áp dụng các phương pháp để "làm chậm" quá trình tăng độ cận. Theo các nghiên cứu trên thế giới, hiện nay các phương pháp kiểm soát cận thị được chia thành 2 nhóm chính:
- Phương pháp quang học: Kính hai tròng, kính đa tiêu cự, kính tiếp xúc mềm đa tiêu cự và kính tiếp xúc cứng Ortho-K.
- Phương pháp dùng thuốc: sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropine nồng độ thấp (0.01%, 0.025%, 0.05%).
Hai nhóm phương pháp này được các chuyên gia khuyên dùng để điều trị cũng như kiểm soát cận thị, tuy nhiên cũng có không ít những hiểu làm về những phương pháp này. Cùng các chuyên gia của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 điểm qua những hiểu lầm về kiểm soát cận thị.

Đeo kính nhiều gây tăng độ cận nhanh hơn
Theo các chuyên gia, tiến triển cận thị xảy ra do các hoạt động nhìn gần quá nhiều, ít vận động ngoài trời dẫn đến điều tiết mắt quá mức, kích thích tăng chiều dài trục nhãn cầu gây tăng độ nhanh chóng.
Đeo kính thấp độ hơn để hạn chế tăng độ cận
Nhiều người có quan niệm rằng đeo kính độ thấp hơn để hạn chế tăng độ cận thị. Tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Theo các chuyên gia, đeo kính thấp độ khiến cho trải nghiệm thị giác kém hơn, mắt sẽ cố gắng điều tiết để nhìn nhiều hơn, vì vậy sẽ khiến cho mắt mỏi mệt và khô mắt.
Dùng thuốc để chữa cận thị và giúp giảm độ cận
Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới chưa công bố bất kì loại thuốc nào có tác dụng làm giảm độ cận và chữa cận thị như những lời "quảng cáo thần thánh" trên mạng.
Trên thị trường hiện nay chỉ có các loại thuốc bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, E, C, vitamin nhóm B, lutein, zeaxanthin,…Khi dùng thuốc sẽ giúp mắt được bổ sung dưỡng chất, từ đó giúp mắt khỏe mạnh hơn, giảm các triệu chứng khô, mỏi mắt chứ không làm thay đổi được độ cận.
Chỉ nên đeo kính lúc học bài để chống cận

Cần đeo kính theo chỉ định của bác sĩ.
Theo các chuyên gia, độ cận dưới 0.75 diop thì có thể xem xét không cần đeo kính thường xuyên nếu thị lực của trẻ vẫn đảm bảo trải nghiệm thị giác cho các hoạt động hang ngày. Độ cận từ 1diop trở lên cần đeo kính theo chỉ định của bác sĩ, tuy thuộc vào tình trạng thị giác của mỗi trẻ.
Đeo kính nhiều làm mắt điều tiết nhiều và gây tăng độ cận
Nhiều người quan điểm rằng việc đeo kính thường xuyên sẽ khiến mắt phụ thuộc vào kính và tăng độ cận nhanh hơn. Thực tế khi bị cận nhưng bạn không đeo kính sẽ khiến cho thị lực kém, mắt cố gắng nhìn nhiều dẫn đến mệt mỏi, chảy nước mắt, khô mắt nhiều hơn. Việc đeo kính đúng độ với chất lượng mắt kính tốt sẽ giúp bạn nhìn mọi thứ rõ ràng hơn, đem lại trải nghiệm thị giác tốt, hoàn toàn không làm tăng độ cận.
