Hà Nội

Quá trình loãng xương bắt đầu từ độ tuổi nào ?

21-12-2016 08:28 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Bệnh loãng xương là tình trạng suy giảm về khối lượng và mật độ xương. Bệnh đặc biệt hay được phát hiện ở người có tuổi. Loãng xương được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi quá trình dẫn tới loãng xương là 1 quá trình kéo dài, hầu như xảy ra với tất cả mọi người bắt đầu từ sau tuổi 30, nhưng gần như rất ít biểu hiện, khiến mọi người thường chủ quan. Đến khi phát hiện đã bị loãng xương thì rất khó hồi phục hoàn toàn, việc điều trị cũng rất khó khăn, tốn kém cả về tài chính lẫn thời gian.Tuy nhiên, loãng xương lại có thể phòng tránh dễ dàng, nếu chúng ta biết cách bảo vệ hệ xương đúng cách và đúng thời điểm.

Cơ chế gây loãng xương:

Khi còn trẻ, tốc độ tạo xương lớn hơn tốc độ huy động chất khoáng từ xương.Sự tạo xương thường đạt tới đỉnh điểm ở khoảng 25-30 tuổi.Sau thời kỳ này quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ (hủy xương) diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương mới (tạo xương) làm mất dần cấu trúc xương.Khi đó, quá trình gây loãng xương bắt đầu xảy ra.

Biện pháp bảo vệ hệ xương đúng cách và đúng thời điểm

Đầu tư từ nhỏ để có khối lượng xương đỉnh lớn nhất: Như đã nói ở trên, khối lượng xương đỉnh sẽ đạt ở độ tuổi 25 -30. Để có khối lượng xương đỉnh cao nhất, đồng nghĩa với việc phải đầu tư tốt cho xương của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ đến tuổi trưởng thành, để khi trưởng thành có chiều cao tốt nhất cũng như hệ xương vững chắc nhất. Con số đạt chuẩn đối với Nam là ≥1,76m, Nữ là ≥1,64m. Muốn đạt được điều này, quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng phải luôn chú trọng bổ sung đầy đủ và liên tục các khoáng chất cần thiết như Canxi, kẽm, magie, DHA, Chondroitin,…

Cần dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt, tốt nhất là từ tuổi 30:

Mặc dù loãng xương là bệnh rất khó tránh khi tuổi cao, nhưng có thể phòng tránh để làm chậm thời điểm xuất hiện bệnh cũng như hỗ trợ chữa bệnh 1 cách tốt nhất. Xương chắc khỏe, dẻo dai phụ thuộc phần lớn vào chế độ dinh dưỡng và vận động của mỗi người. Để phòng bệnh hiệu quả, cần lưu ý duy trì các yếu tố sau:

  1. Dinh dưỡng:

Cần bổ sung đầy đủ Canxi hàng ngày. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng,…Mỗi độ tuổi và giới tính sẽ có nhu cầu Canxi khác nhau.

Nếu vì lý do nào đó mà không cung cấp đủ Canxi qua thực phẩm, có thể bổ sung từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng, nhưng không quá 600mg mỗi ngày. Cần lưu ý, Canxi nếu bị dư thừa hoặc không được hấp thu tối đa vào xương có thể gây một số tác dụng có hại như gây táo bón, sỏi thận, gây xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, ….

Lời khuyên về cách bổ sung Canxi an toàn, hiệu quả:

Nên chọn Canxi dạng nano: Canxi nano có kích thước phân tử siêu nhỏ, giúp tăng khả năng hấp thu lên mức tối đa và giúp giảm lượng cần bổ sung mỗi ngày.Cũng do tính năng hấp thụ cao mà canxi nano không gây các tác dụng phụ hay “dư thừa” canxi trong cơ thể.

Giúp hấp thu và chuyển hóa Canxi vào xương tối đa:

Vitamin D3, MK7 sẽ giúp cho canxi phát huy công dụng một cách tốt nhất.

Vitamin D3 là một yếu tố rất cần cho quá trình tổng hợp một loại protein (osteocalcin) có chức năng gắn canxi vào xương, giúp tăng khả năng hấp thu canxi từ ruột vào máu. Tuy vậy, nếu không có MK7 (vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc tự nhiên) thì protein này sẽ tồn tại ở dạng không hoạt động.

MK7 kích hoạt protein osteocalcin từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động, khi đó mới có khả năng vận chuyển canxi từ máu vào tận  khung xương, giúp tăng mật độ xương. MK7 là “người lái xe” đưa Canxi vào đúng nơi đúng lượng cần đến. Nếu không có MK7 thì Canxi sẽ đi vào bất kì mọi nơi.Nếu không có MK7, dù có Vitamin D thì Canxi sẽ chống lại bạn. Khi đó Canxi thích gắn vào mô mềm, vào mạch hơn là gắn vào xương của bạn, gây ra nhiều phiền hà cho con người (như nhiều bệnh xương khớp, vôi hóa mạch máu tạo vữa xơ động mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh mạch vành tim, sỏi thận, suy thận, vôi hóa các mô liên kết, tạo vết nhăn v.v…)

Vitamin D3 và MK7 sẽ hiệp đồng tác dụng để đưa Canxi từ ruột vào tận xương, và ngăn Canxi đi vào những chỗ nguy hiểm.

Ngoài Canxi, để xương luôn chắc khỏe, dẻo dai, cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác nữa, đó là magie, kẽm, mangan, đồng, boron, silic, DHA,…

  1. Vận động cơ thể:

Xương là những mô bào sống, cần được sự vận động của cơ bắp để vững chắc. Do đó, nếu tĩnh tại, khối lượng xương sẽ giảm rất nhiều. Mỗi ngày nên luyện tập thể thao (như đi bộ, bơi lội,….) đều đặn khoảng 30 phút.

  1. Ngoài ra:

Nên phòng tránh hoặc khắc phục các yếu tố nguy cơ gây loãng xương một cách tốt nhất. Ví dụ,tránhsử dụng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,… vì chúng làm tăng thải Canxi qua đường thận và giảm hấp thu Canxi qua đường tiêu hóa (thường xảy ra ở nam giới). Điều trị sớm các bệnh mãn tính đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng ruột mãn tính,… vì bệnh làm hạn chế hấp thu Canxi, vitamin D, Protid,…. Phụ nữ từ tuổi tiền mãn kinh và đã mãn kinh cần bổ sung thêm Estrogen thảo dược như EstroG-100 nhằm góp phần giảm tốc độ hủy xương,…

Nếu bạn áp dụng đúng và đủ cả 3 biện pháp trên từ sớm, tốt nhất là từ sau tuổi 30, chắc chắn bạn sẽ có một cơ thể mạnh mẽ dẻo dai và góp phần kéo dài tuổi thọ.



Ý kiến của bạn