Qua Telehealth "phủ sóng" kinh nghiệm xử trí tình huống khó sản khoa đến 48 bệnh viện tuyến dưới

07-03-2021 21:31 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Từ Hà Nội, qua hệ thống Telehealth, các chuyên gia, các thầy cô của Bệnh viện Phụ sản Trung ương hội chẩn, bàn thảo 8 ca bệnh khó, đặc thù của chuyên ngành sản phụ khoa. 48 bệnh viện tuyến dưới kết nối đã có thêm kinh nghiệm trong điều trị, xử trí tình huống tương tự…

Trao đối chuyên môn, xử trí nhiều ca bệnh khó qua Telehealth

8 ca bệnh khó mà Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tiến hành hội chẩn trực tuyến với: Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh về trường hợp thai 27 tuần dọa đẻ non/ Hội chứng Altiphospholipid, mang gen tăng đông máu;

2 ca bệnh thiểu ối, tiền sản giật nặng; u trong dây chằng rộng/ theo dõi chửa ngoài tử cung của Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái;

kham chua benh tu xa BV Phu san TW

PGS.TS Trần Danh Cường- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chủ tri hội chẩn khám chữa bệnh tùư xa tại điểm cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Ca bệnh rò âm đạo- niệu đạo, dính 1/3 thành âm đạo của Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ;

Trường hợp thai 30 tuần dọa đẻ non con lần 2 – theo dõi rau cài răng lược / tiền sản giật nhẹ / Bệnh thận mạn giai đoạn 3 do viêm thân Lupus tại  Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình;

2 trường hợp song thai 34 tuần đa ối đau bụng; chửa tại vết mổ đẻ cũ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang;

Ca bệnh mang thai  lần 2, thai tuần 39 chuyển dạ đẻ, suy thai, tiền sản giật nặng tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình;

Đây đều là những chuyên khoa mũi nhọn và trở thành thương hiệu của bệnh viện Phụ sản Trung ương không chỉ người dân cả nước tin tưởng mà còn được các đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao.

Tại đầu cầu bệnh viện tuyến dưới, các bác sĩ trình bày hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, giải phẫu bệnh (nếu có), chẩn đoán và phương hướng điều trị cho bệnh nhân…

Tại đầu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương các giáo sư, bác sĩ tiến hành hội chẩn, thảo luận cân nhắc kỹ để đưa ra chẩn đoán và phương án phẫu thuật, điều trị tốt nhất cho người bệnh.

BV San nhi bac Giang

Điểm cầu Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang báo cáo ca bệnh cần hội chẩn

Đây là một trong nhũng hoạt động triển khai Hệ thống khám chữa bệnh từ xa - Telehealth thuộc dự án Khám, chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế giai đoạn 2020-2025 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Buổi hội chẩn có sự tham dự của các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên gia chuyên ngành sản phụ khoa, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh; Chẩn đoán hình ảnh; các khoa lâm sàng, cận lâm sàng...

Về phía các điểm cầu tham gia hội chẩn trực tuyến có các đồng chí lãnh đạo bệnh viện, khoa phòng của 48 đơn vị tham gia hội chẩn và dự thính.

Đưa ra các phác đồ chung cho tổng thể các bệnh lý tiền sản giật, doạ đẻ non, dị dạng sinh dục…

Theo PGS.TS Trần Danh Cường- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, buổi hội chẩn này hết sức bổ ích kết nối gần chục bệnh viện trong hệ thống sản nhi hội chẩn, bình bệnh án các ca bệnh khó. Qua đó, 48 điểm cầu khác  kết nối tại chương trình cũng được học hỏi, bổ sung và tích luỹ thêm về kinh nghiệm chuyên môn trong xủư trí những tình huống sản khoa tương tự.

Đây hầu hết là những ca bệnh khó, đã được xử trí hoặc đã được chuyển tuyến phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh tất cả đều rất an toàn. Như vậy, từ thực tế các cuộc hội chẩn, trao đổi chuyên môn về ca bệnh tại chương trình cho thấy, bên cạnh đồng ý cách xử trí của tuyến dưới, các thầy- chuyên gia tuyến trên đã đưa ra các phác đồ chung cho tổng thể các bệnh lý của chuyên ngành sản khoa như tiền sản giật, doạ đẻ non hoặc một số bệnh lý đặc biệt của người phụ nữ như dị dạng sinh dục…

kham chua benh tu  1

Điểm cầu Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái báo cáo ca bệnh cần hội chẩn

PGS.TS Trần Danh Cường nhấn mạnh, mỗi buổi hội chẩn trực tiếp như thế này rất hữu ích cho cả tuyến dưới và tuyến trên.

Qua hội chẩn, trao đổi về chuyên môn, các bác sĩ của các bệnh viện khác tham dự cũng rút ra kinh nghiệm cho chính đơn vị mình, tự soi lại xem mình đã xứ trí tình huống tương tự như vậy có “chuẩn chỉ” hay không về cả mặt lâm sàng, lẫn lý thuyết.

“Chúng tôi hy vọng, qua các buổi hội chẩn, trao đổi chuyên môn thường xuyên, mặt bằng chuyên môn các bệnh viện tuyến dưới tham gia vào hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ nâng lên. Điều này, không chỉ mang đến cái lợi cho chính những chị em phụ nữ mắc các bệnh về sản phụ khoa khi được điều trị y tế chất lượng cao ngay tại tuyến dưới mà còn góp phần giảm tải cho Bệnh viện tuyến trên”- Giám đốc Trần Danh Cường nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, sẽ duy trì thường xuyên việc kết nối hội chẩn, trao đổi chuyên môn với tuyến dưới, thậm chí sẽ kết nối đến tuyến huyện… Đồng thời, Bệnh viện cũng sẽ tổ chức các chương trình giảng dạy về lý thuyết trực tuyến theo các chủ đề cụ thể.

Cùng với triển khai Hệ thống Khám chữa bệnh từ xa, các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi của Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thực hiện tư vấn khám, chữa bệnh, hội chẩn từ xa với các bác sỹ tuyến dưới bằng nhiều hình thức như qua internet, điện thoại, zalo, viber… để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu và kịp thời nhất cho người bệnh. Từ đó đã giúp cứu sống được nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý hiểm nghèo.

ca benh hoi chan

Điểm cầu Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình báo cáo ca bệnh cần hội chẩn

PGS.TS Trần Danh Cường- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, không chỉ hiện nay Bệnh viện thực hiện kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với 48 cơ sở khám chữa bệnh mà các bác sĩ của bệnh viện đã tham gia hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh từ xa từ nhiều năm nay với các chuyên ngành sản phụ khoa, hồi sức sơ sinh, chẩn đoán trước sinh, sản bệnh lý… nhằm hỗ trợ các ca bệnh khó ở tuyến dưới.

Thông qua Dự án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025, bệnh viện Phụ sản Trung ương thực hiện: Hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa các phương pháp điều trị cho ca bệnh cụ thể giữa các cơ sở y tế. Hội chẩn, tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa: Chia sẻ hình ảnh X-quang, siêu âm, điện tim, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ… Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh, miễn dịch, huyết học - truyền máu, vi sinh, hóa sinh để phục vụ chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và đào tạo;

Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa các mổ phiên, mổ cấp cứu; Đào tạo tập huấn cấp chứng nhận, chứng chỉ và chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới; Sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay trong một số dịch vụ y tế như giải pháp tim mạch từ xa cung cấp hệ thống lưu trữ, chẩn đoán từ xa các vấn đề về tim mạch; Thực hiện lấy các thông số y tế trên người bệnh như: đường máu, độ bão hòa oxy, mạch, huyết áp…; Truyền thông cho người dân, khuyến khích sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa…


Thái Bình
Ý kiến của bạn