Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, phật thủ còn được gọi là phật thủ phiên, phật thủ cam. Tên khoa học là Citrus medica L. var. Sarcodactylis Sw., thuộc họ cam. Dùng làm thuốc là quả phơi khô của cây phật thủ.
Quả phật thủ khô là những lát hình elip hoặc bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 3 đến 7cm, dày 0,2 - 0,4cm, và thường nhăn nheo hoặc quăn lại.
Quả phật thủ có chứa dầu dễ bay hơi và các hợp chất coumarin. Các thành phần hóa học chính là bergapten, limonin, aurantiamarin, diosmin...
1. Lợi ích của của phật thủ
Theo dược lý hiện đại, phật thủ có tác dụng làm giãn mạch vành và tăng lưu lượng máu mạch vành. Khi ở nồng độ cao, ức chế sự co bóp của cơ tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ngăn ngừa chứng thiếu máu cục bộ cơ tim. Bên cạnh đó, phật thủ còn giúp hỗ trợ làm dịu cơn hen suyễn và loại bỏ đờm.
Ngoài ra, phật thủ chứa polysaccharide có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch thông qua việc thúc đẩy chức năng đại thực bào phúc mạc và chống lại rối loạn chức năng miễn dịch do cyclophosphamide gây ra.
Phật thủ được bổ dọc, thái miếng mỏng, phơi khô dùng làm vị thuốc chữa bệnh.
2. Các phương thuốc thảo dược chứa phật thủ
Phật thủ là một loại thảo mộc có vị chát, đắng, chua và tính ấm, đi vào 3 kinh mạch gồm gan, lá lách và phổi. Chức năng quan trọng nhất của nó là tăng cường chức năng gan để làm trơn khí và điều hòa dạ dày để giảm đau.
Các công dụng và chỉ định chính của phật thủ là suy nhược khí ở gan-dạ dày, tức ngực và lồng ngực, đầy bụng, căng tức hoặc đau dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và nôn...
Liều dùng khuyến cáo của phật thủ là từ 3 đến 6 gam ở dạng thuốc sắc.
- Chữa ho do sinh lực và long đờm ứ trệ: Phật thủ từ 2 đến 3 quả, đun sôi với nước và uống trong ngày.
- Chữa say rượu: Phật thủ tươi 30g, sắc nước uống.
- Chữa khí hư ra nhiều: Phật thủ 30g, lòng lợn non 0,5-1m, ninh chín làm món ăn trong 5-7 ngày.
Phật thủ tươi sắc với nước chữa say rượu.
3. Món ăn chứa phật thủ
Loại thảo mộc này rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như carbohydrate, chất xơ thô, limettin... Do đó, phật thủ hầu hết được sử dụng cho mục đích y học và được làm thành trà và tinh dầu. Hơn nữa, nó cũng thường được sử dụng cho liệu pháp ăn kiêng. Về cách nấu loại thảo mộc này để phát huy hết công dụng của nó, bạn có thể áp dụng một số công thức sau đây:
3.1 Cháo phật thủ
Lợi ích sức khỏe: Bồi bổ lá lách, dạ dày, giảm đau.
Thành phần: Gạo 100g, phật thủ 15g, đường tinh 30g
Cách thực hiện: Sắc phật thủ lấy nước, bỏ bã, cho gạo và đường vào nấu thành cháo.
3.2 Nước phật thủ
Lợi ích sức khỏe: Kích thích sự thèm ăn, làm dịu gan, điều hòa khí.
Thành phần: Phật thủ 15g, đường cát trắng 30g.
Cách thực hiện: Hãm phật thủ với nước nóng, sau đó cho đường vào.
Phật thủ có thể nấu cháo hoặc hãm nước uống tốt cho sức khỏe.
4. Trường hợp nào không được dùng phật thủ
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, dùng quả phật thủ cẩn thận trong các trường hợp thiếu hụt sinh lực do kiết lỵ kéo dài và chứng thừa hỏa do thiếu âm mà khí trệ.
Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS. Đỗ Tất Lợi cũng viết: Không dùng phật thủ cho những trường hợp mắc nhiệt, âm hư.
Mời bạn xem tiếp video:
4 sai lầm khi ăn cơm có thể khiến bạn mắc bệnh dạ dày- SKĐS