Qua online, chuyên gia giúp vơi nỗi lo của nhiều phụ huynh khi phát hiện trẻ có khối u vùng bụng

11-12-2021 18:29 | Y tế

SKĐS - Với u vùng bụng ở trẻ em, có cả u lành và u ác, khối u lành nhiều hơn u ác tính. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ khối u ổ bụng, việc cần làm là đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám đánh giá u lành hay u ác tính

Thích ứng linh hoạt trong mùa dịch: Bác sĩ tuyến trên và tuyến dưới gần nhau hơn... nhờ công nghệ

Các chuyên gia cho hay, điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, liên tục, tuy nhiên trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc điều trị bệnh nhân bị ảnh hưởng không ít. 

Theo TS Đỗ Anh Tú, Phó Giám đốc Bệnh viện K, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc đưa chuyển đổi số vào khám chữa bệnh, tư vấn, hội chẩn từ xa hỗ trợ rất nhiều cho tuyến tỉnh và các cơ sở và  bản thân người bệnh. 

Qua "online", chuyên gia giúp vơi nỗi lo của nhiều bố mẹ khi phát hiện trẻ có khối u vùng bụng - Ảnh 1.

Các chuyên gia của Bệnh viện K và Bệnh viện Việt Đức cùng tư vấn trực tuyến về chuyên đề ung thư trẻ em, khối u vùng bụng của trẻ cho cộng đồng

Trong điều trị, qua nền tảng khám chữa bệnh từ xa, Bệnh viện K trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn với cán bộ y tế chuyên ngành ung bướu tại các bệnh viện, trung tâm, khoa ung bướu trên toàn quốc.

Đối với cộng đồng, các chương trình trực tuyến cập nhật kiến thức về ung thư, điều trị ung thư không chỉ có ý nghĩa với các bác sĩ tuyến dưới trong việc học hỏi, trao đổi kiến thức chuyên môn, mà với người bệnh, đây cũng là kênh để họ tiếp cận được chuyên gia đầu ngành, kết nối để chuyên gia giải đáp những thắc mắc về tình trạng bệnh của bản thân, của người nhà.

"Bởi mỗi bác sĩ điều trị hiểu rất rõ về tiến triển của người bệnh đó để đưa ra phương án điều trị phù hợp, việc tư vấn từ xa hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh trong đợt COVID-19 này"- TS Đỗ Anh Tú nhấn mạnh.

ThS Nguyễn Bá Tĩnh- Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K cho biết, trong thời gian qua, Bệnh viện K liên tục tổ chức các buổi cập nhật kiến thức, giải đáp về các loại bệnh ung thư cho người dân. Hằng tuần, các bác sĩ Bệnh viện K tư vấn trực tuyến cho người bệnh theo các chuyên đề ung thư khác nhau như ung thư vú, tuyến giáp, đường tiêu hóa, ung thư trẻ em… được người bệnh và người nhà quan tâm. 

Như với ung thư trẻ em, liên tục 4 chuyên đề, gồm: Cập nhật các phương pháp chẩn đoán, điều trị ung thư trẻ em; Những lưu ý phát hiện sớm khối u vùng bụng; Những điều cần biết về u não và bệnh lý cột sống ở trẻ em...

Với u vùng bụng ở trẻ em, khối u lành nhiều hơn u ác tính

Mới nhất, chuyên đề "Những lưu ý trong phát hiện sớm và  điều trị u ổ bụng ở trẻ em", hàng trăm bà mẹ đã kết nối để mong được giải đáp về tình trạng của con mình. Tại chương trình, ThS.BS Hoàng Thu Trang, Phó trưởng khoa Nội Nhi, Bệnh viện K thông tin:  Với u vùng bụng ở trẻ em, có cả u lành và u ác, khối u lành nhiều hơn u ác tính.

Qua "online", chuyên gia giúp vơi nỗi lo của nhiều bố mẹ khi phát hiện trẻ có khối u vùng bụng - Ảnh 2.

ThS.BS Hoàng Thu Trang, Phó trưởng khoa Nội Nhi, Bệnh viện K thông tin: Với u vùng bụng ở trẻ em, có cả u lành và u ác, khối u lành nhiều hơn u ác tính.

 Các u lành như u nang mạc treo, mạc nối, u nang sau ổ bụng, khối u tổ chức mang tính chất hỗn hợp - u lành. Trẻ gái có thể gặp u nang buồng trứng, u quái buồng trứng, lành tính. Trẻ trai hay gặp khối u tinh hoàn lành tính

Những khối u ác tính vùng bụng có thể gặp như u thượng thận, u gan, u quái vùng buồng trứng, ổ bụng, khối u tinh hoàn, u do sự di lệch vị trí như thận lạc chỗ, dị tật thận, u ở các bệnh hệ thống.

Còn TS Nguyễn Việt Hoa- Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhi- Bệnh viện Việt Đức- đồng hành cùng chương trình với vai trò là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong khám, phẫu thuật, điều trị bệnh lý của trẻ chia sẻ thêm, ngày nay, nhờ tiến bộ của các kỹ thuật siêu âm chẩn đoán trước sinh cho phép phát hiện khối u từ trong bào thai, sau sinh được theo dõi, chẩn đoán.

"Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ khối u ổ bụng, việc cần làm là  đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám đánh giá u lành hay u ác tính"- TS. BS Nguyễn Việt Hoa khuyến cáo.

Cũng liên quan đến ung thư trẻ em, một hội thảo khoa học trực tuyến "cập nhật chẩn đoán và điều trị ung thư cho trẻ em" do Bệnh viện K và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phối hợp tổ chức vừa diễn ra đã thu hút sự tham gia của các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế tại các Bệnh viện và Trung tâm Ung bướu nhi khoa trong cả nước và chuyên gia quốc tế để chia sẻ, kết nối thông tin liên quan đến điều trị ung thư ở trẻ em.

Thông tin tại hội thảo cho biết, theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc, tử vong do ung thư trên toàn thế giới có xu hướng tăng. Mặc dù ung thư ở trẻ em là nhóm bệnh tương đối hiếm gặp, số ca ghi nhận dưới 15.000 trường hợp, khoảng 1.500 trường hợp tử vong hàng năm trong nhóm trẻ em từ 0 đến 14 tuổi. Tuy nhiên, ung thư lại là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em, sau chấn thương.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế giới, khả năng sống thêm và chất lượng cuộc sống sau chẩn đoán ung thư ở trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập của quốc gia đang sinh sống. Ở các quốc gia có thu nhập cao, nơi mà các dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện thường được tiếp cận, hơn 80% trẻ em mắc bệnh ung thư được chữa khỏi; so với 15-45% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Qua "online", chuyên gia giúp vơi nỗi lo của nhiều bố mẹ khi phát hiện trẻ có khối u vùng bụng - Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam ở các điểm cầu tham dự kết nối "online" với hội thảo hội thảo khoa học trực tuyến cập nhật chẩn đoán và điều trị ung thư cho trẻ em

 Việc cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc bệnh nhi ung thư (bao gồm cả các loại thuốc, công nghệ thiết yếu) và nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị là nền tảng quan trọng giúp cải thiện kết quả điều trị ở trẻ em mắc ung thư.

Tham dự hội thảo từ điểm cầu Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn  Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu trong thời gian tới, Bệnh viện K cùng các đơn vị ung thư nhi khoa trên cả nước cần xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho một số bệnh ung thư nhi khoa thường gặp; tăng cường Hợp tác quốc tế - Nghiên cứu khoa học, xây dựng mạng lưới các tổ chức, chuyên gia hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế cũng như hợp tác triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực ung thư trẻ em cũng như xây dựng kế hoạch và hoạt động cụ thể nâng cao năng lực ung thư trẻ em, trong nội dung Kế hoạch quốc gia phòng chống ung thư hướng tới chăm sóc toàn diện cho trẻ em không may mắc bệnh ung thư...

Chỉ có dấu hiệu này, cụ bà 91 tuổi đi khám, phát hiện ung thư dạ dàyChỉ có dấu hiệu này, cụ bà 91 tuổi đi khám, phát hiện ung thư dạ dày

SKĐS - Dù tuổi ngoài 90, nhưng sau 3 ngày được phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày, cụ bà Lại Thị T. (91 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) đã bình phục, không đau đớn sau ca mổ, chuẩn bị được xuất viện...

Thái Bình
Ý kiến của bạn