1. Thời điểm thu hoạch mơ
Hiện tại đang bắt đầu bước vào mùa mơ. Từ đầu tháng 3 dương lịch, mơ đã được bày bán tại các chợ nhưng quả còn nhỏ, xanh và đắng. Phải đến giữa tháng 3, đầu tháng 4 dương lịch thì mơ mới chính thức vào mùa. Đây chính là lúc mơ chín rộ nhất, thơm ngon nhất và giá cũng rẻ nhất. Sang tháng 5, mơ chín vàng được bày bán, nhưng số lượng không còn nhiều như đợt tháng 4.
Quả mơ tại Việt Nam rất đa dạng nhiều chủng loại, nhưng phổ biến nhất có 3 loại mơ là: mơ má đào, mơ bồ hóng và mơ lông.
2. Thành phần dưỡng chất trong quả mơ
Trong quả mơ chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất. Trung bình trong mỗi 100g mơ tươi (khoảng 2 quả mơ) có chứa 48 kcal và: Đường: 9g; Chất xơ: 2g; Chất béo: 0,4g; Chất đạm: 1,4g; Sắt: 0,4mg; Vitamin A: 12%; Vitamin E: 8%; Vitamin C: 12%
Ngoài ra trong thịt của quả mơ có tới 2,5% là các axit amin, chủ yếu là: axit xirtric, axit tatric, chính là các chất đã được chiết xuất ra để tác dụng kháng vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis.
Bên cạnh đó trong nhân hạt mơ có chứa tới 40% dầu hạnh nhân, 3% amygdalin, vitamin B15... Vitamin B15 có tác dụng lớn trong việc kích thích chuyển hóa ôxy trong tế bào để các tế bào trong cơ thể phục hồi nhanh chóng, chống lão hóa.
3. Tác dụng của quả mơ đối với sức khỏe
3.1 Giảm táo bón
Mơ có chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ trong quả mơ giúp kích thích các chất lỏng trong dạ dày và hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đây chính là lý do, những người bị táo bón được khuyến khích ăn trái mơ vì nó có tác dụng giống như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
3.2 Tốt cho sức khỏe tim mạch
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả mơ giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, hàm lượng kali trong loại trái cây này cũng giúp cân bằng điện phân trong hệ thống hoạt động của các cơ quan.
3.3 Phát triển xương
Hàm lượng canxi, sắt, đồng, mangan và photpho trong quả mơ rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Ăn mơ và các sản phẩm chế biến từ mơ hằng ngày giúp ngăn ngừa loãng xương, thúc đẩy sự phát triển của hệ xương, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác.
3.4 Tốt cho máu
Mơ rất giàu sắt giúp sản xuất ra các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu một cách hiệu quả.
3.5 Giảm sốt
Quả mơ có tác dụng rất tốt giúp giải nhiệt trong cơ thể. Người ta thường sử dụng nước mơ ngâm đường để giải khát. Khi bị nóng sốt lâu ngày, bổ sung nước mơ sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, chống được tình trạng môi khô và mất nước do nhiệt độ cơ thể tăng cao, từ đó giúp làm hạ sốt, người bệnh nhanh chóng phục hồi.
3.6 Tốt cho da
Vitamin A và C dồi dào trong quả mơ giúp duy trì làn da mềm mại và khỏe mạnh. Các chất chống ôxy hóa có trong quả mơ cũng có thể làm chậm quá trình lão hóa. Không chỉ vậy, các chất này sẽ điều trị chứng rối loạn da như eczema, phát ban....
Với tác dụng chống viêm tiêu sưng, quả mơ là chiếc chìa khóa vàng giúp tiêu tan độc tố bên trong cơ thể, nguyên nhân chính dẫn tới mụn nhọt. Sử dụng quả mơ khiến các hoạt động đào thải tự nhiên trong cơ thể diễn ra tự nhiên, không ngắt quãng, liên tục tái tạo các tế bào mới sản sinh, nhờ đó giảm tình trạng mụn nhọt, viêm nhiễm trên da.
3.7 Giảm cân
Mơ là một loại trái cây có hàm lượng calo thấp sẽ tạo ra sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng. 100g quả mơ chứa 45 calo. Chất xơ không hòa tan trong quả mơ sẽ tạo cảm giác no lâu và giữ cho bạn được thư thái, hỗ trợ quá trình giảm cân.
3.8 Quả mơ nâng cao chức năng miễn dịch
Trong quả mơ có chứa nhiều vitamin C, vitamin thiết yếu của cơ thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh do suy giảm hệ thống miễn dịch. Vitamin C không thể được lưu trữ lâu trong cơ thể giống như các hợp chất khác nên phải được bổ sung thường xuyên, để cơ thể liên tục được hấp thụ vitamin C.
Nếu thường xuyên bổ sung vitamin C thì các glubulin miễn dịch IgA và IgM sẽ tăng, giúp hệ miễn dịch được nâng cao, ngăn ngừa các chứng bệnh xâm nhập cơ thể.
3.9 Cung cấp khoáng chất và vitamin dồi dào
Trong quả mơ có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất. Không chỉ vậy, trong thịt của quả mơ có tới 2,5% là các axit amin, chủ yếu là: axit xirtric, axit tatric, chính là các chất đã được chiết xuất ra để tác dụng kháng vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis. Và ít ai biết rằng, tinh dầu chiết xuất từ hạt quả mơ còn chứa 1 lượng vitamin B15 dồi dào.
3.10 Tác dụng giảm đau
Ít ai biết rằng quả mơ có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau. Khi bị đau nhức răng, hãy dùng 1 quả mơ chín bỏ hạt, đem giã nhuyễn và đắp vào vùng răng bị đau, sẽ giảm nhanh triệu chứng khó chịu này.
4. Các cách sử dụng quả mơ
4.1 Mơ ngâm đường
Tác dụng mơ ngâm đường: Giải khát, thanh nhiệt trong những ngày nóng bức. Thích hợp cho người đang sốt, khô môi. Tác dụng này có thể do trong thịt quả mơ có khoảng 2,5% axit hữu cơ (axit xitric, axit tactric), khoảng 27% đường (chủ yếu là sacaroza), vitamin C…Mơ ngâm đường giúp: giải khát, thanh nhiệt trong những ngày nóng bức. Thích hợp cho người đang sốt, khô môi. Tác dụng này có thể do trong thịt quả mơ có khoảng 2,5% axit hữu cơ (axit xitric, axit tactric), khoảng 27% đường (chủ yếu là sacaroza), vitamin C…
Cách làm mơ ngâm đường: Chọn trái mơ vừa chín tới (trái càng lớn thì càng ngon), loại bỏ những quả dập nát, rửa sạch, bỏ cuống, ngâm nước muối loãng để hết chát và loại bỏ bụi bặm, để khô ráo.
Dùng tăm xâm mỗi trái vài lỗ để quá trình trao đổi thẩm thấu đường với mơ được nhanh và trái không bị móp.
Cho vào bình thủy tinh đã rửa sạch phơi khô. Đặt 1 lớp đường rồi 1 lớp mơ, cuối cùng là 1 lớp đường, nhớ rắc một ít muối, đậy kín lại đến khi tan hết đường thì dùng được. Tỷ lệ 1 ký đường cho 1 ký mơ. Mơ ngâm đường để 20-30 ngày là dùng được, càng để lâu càng ngon.
Lưu ý khi sử dụng mơ ngâm đường: Quả mơ ngâm đường khi để càng lâu, chất dinh dưỡng sẽ càng tiết ra và nước cốt sẽ càng thơm ngon. Mặc dù rất tốt cho cơ thể con người, nhưng khi sử dụng quả mơ ngâm đường, mọi người cũng cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây:
Không nên sử dụng quá nhiều nước từ quả mơ ngâm đường, nguyên nhân bởi mơ là loại quả chua, ăn nhiều sẽ làm hỏng men răng. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 cốc nước mơ pha loãng.
Phần lông tơ của quả mơ có thể khiến họng bị ngứa hoặc gây dị ứng, do đó khi chế biến, bạn lưu ý ngâm và rửa thật sạch phần lông tơ này.
Không nên gọt vỏ quả mơ bởi phần lớn các chất chống ôxy hóa lại nằm tại vỏ của trái mơ.
4.2 Ô mai mơ
Công dụng ô mai mơ: Ngậm trị ho, trừ đàm, trị khan tiếng, đỡ lạt miệng, chống buồn nôn.
Cách làm ô mai mơ: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó cho vào vai ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 300g muối.
Sau 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6-7 lần, tới khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần. Để chế biến thành món ăn ưa thích, ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.
Ô mai được dùng phổ biến trong nhân dân làm thuốc trừ ho, tiêu đờm, chữa viêm họng.
4.3 Rượu mơ
Công dụng của rượu mơ: Rượu mơ có thành phần chính của acid citric, có tác dụng làm giảm sự mệt mỏi, giúp ngủ ngon hơn và sâu hơn. Rượu mơ là liều thuốc chống ôxy hóa tự nhiên. Rượu mơ cũng kích thích dạ dày tiết dịch vị, dẫn đến cảm giác ngon miệng hơn, tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, lưu ý rằng, rượu mơ rất dễ uống nhưng không nên vì thế mà sử dụng quá nhiều. Theo đó, mỗi ngày có thể dùng 30-60ml rượu mơ (tương đương với một chén nhỏ uống nước), uống trực tiếp hoặc pha với nướcTuy nhiên lưu lý, rượu mơ tuy tốt nhưng cũng chỉ uống điều độ.
Cách làm rượu mơ:
Cách 1: Chọn trái vừa chín tới để cho có mùi thơm, loại bỏ những quả dập nát, rửa sạch, bỏ cuống, dùng tăm xâm nhiều lỗ trên trái mơ. Cho trái mơ vào bình thủy tinh 5 lít được 2/3 bình, thêm 1,5kg đường phèn, đổ rượu nếp vào, đậy nắp, vài ngày sau đường phèn sẽ tan ra.
Cách 2: Mơ ngâm đường được khoảng 1 tháng hoặc hơn thì chiết nước mơ ra một bình thủy tinh khác thành nước mơ ngâm đường để pha nước dùng dần, còn bình đựng mơ thì đổ thêm rượu nếp vào thành rượu mơ. Để lâu rượu mơ ra màu đẹp, thơm và vị bớt nồng, có thể để 1-2 năm càng tốt.
Xem thêm video đang được quan tâm:
7 lợi ích của vitamin C.