Hà Nội

Quá khát nước có phải là bệnh lý?

29-03-2013 10:53 | Y học 360
google news

Nếu cơn khát của bạn mạnh hơn bình thường và tiếp tục ngay cả sau khi bạn uống, nên lưu ý sức khỏe, đặc biệt là khi cơn khát của bạn kèm theo mờ mắt và mệt mỏi. Khát nước quá mức và / hoặc kéo dài có thể báo hiệu một số bệnh lý nghiêm trọng, như bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy thận...

Nếu cơn khát của bạn mạnh hơn bình thường và tiếp tục ngay cả sau khi bạn uống, nên lưu ý sức khỏe, đặc biệt là khi cơn khát của bạn kèm theo mờ mắt và mệt mỏi. Khát nước quá mức và / hoặc kéo dài có thể báo hiệu một số bệnh lý nghiêm trọng, như  bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy thận...

Trung bình một người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước. Nhu cầu về nước của bạn sẽ tăng lên khi bạn bị bệnh, tiếp xúc với nhiệt độ nóng, hoặc khi chơi các hoạt động thể thao…

Quá khát nước có phải là bệnh lý? 1

Nguyên nhân của khát nước quá mức

Bình thường bạn sẽ cảm thấy rất khát nước sau khi ăn thức ăn mặn hoặc cay, hoặc sau khi tham gia vào luyện tập thể thao. Bạn cũng có thể cảm thấy khát khi bạn bị nôn mửa, tiêu chảy, bỏng, hoặc mất máu đáng kể. Một số loại thuốc theo toa cũng gây khát nước. Nhưng nếu khát quá mức thường xuyên và/ hoặc khát đó sẽ không được dập tắt có thể là triệu chứng của một tình trạng y khoa nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Mất nước: xảy ra khi bạn thiếu lượng dịch thích hợp của cơ thể, mất nước nặng đe dọa cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mất nước có thể được gây ra bởi bệnh ra mồ hôi nhiều, tiểu quá nhiều, ói mửa, bỏng hoặc tiêu chảy.

Bệnh đái tháo đường: khát nước quá mức có thể được gây ra bởi lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết), và thường là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh đái tháo đường. Nếu khát và đa niệu xảy ra, bạn cần lưu ý đái tháo đường, suy thận mãn.

Đái tháo nhạt do bệnh thận: tình trạng này là do ống thận không đáp ứng với hoóc-môn kháng lợi niệu, có thể do di truyền hoặc tổn thương thứ phát do bệnh thận mãn tính, thuốc men…) gây khát nước quá mức và bài tiết lượng nước tiểu quá mức.

Đái tháo nhạt do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị tổn thương: lượng hoóc-môn chống bài niệu (ADH) sản xuất ra bị giảm, hậu quả là cơ thể thiếu ADH nên đi tiểu rất nhiều. Nguyên nhân thường gặp là phẫu thuật tuyến yên, u tuyến yên, viêm tuyến yên hoặc do chấn thương sọ não...

Đái tháo nhạt ở phụ nữ có thai: chiếm tỉ lệ khoảng  1 trên 30.000 thai phụ. Một số phụ nữ có thai bị bệnh này do nhau thai của họ tiết ra một loại enzyme là vasopressinase có khả năng phá hủy ADH. Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối, đôi khi là sau sinh.

Suy tim, gan, hoặc suy thận.

Nhiễm trùng huyết: đây là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi các vi khuẩn,di chuyển theo đường máu gây tổn thương các cơ quan như tim, não, gan, thận…

Sự mất cân bằng hoóc-môn: gặp trong tình huống nồng độ của hoóc-môn tuyến giáp cao, tình trạng này được gọi là cường giáp (kèm run tay, bướu cổ, lồi mắt, tim đập nhanh…), hoặc gặp trong Hội chứng Cushing là tình trạng cường chức năng vỏ thượng thận tiên phát (do u hoặc cường sản) gây tăng tiết quá nhiều glucocorticoid. Còn nếu do u hoặc cường tiết ACTH của thùy trước tuyến yên gọi là bệnh Cushing (biểu hiện kèm béo phì, rậm lông, rạn da, sạm da, tăng huyết áp…).

Một số loại thuốc hoặc thuốc và đồ uống: việc sử dụng, cần sa, cà phê, rượu bia, thuốc kháng histamine hoặc thuốc lợi tiểu… có thể gây ra tình trạng này.

Khát nhiều do tâm thần: thói uống nước nhiều ở bệnh nhân bệnh tâm thần kinh, đề cập đến trình huống uống nước nhiều ở các bệnh nhân này làm gia tăng bài tiết nước qua thận có thể lên đến gần 12 lít/ngày.

Khát thực tế là tín hiệu để báo bạn biết cơ thể bạn đang có sự mất nước. Tuy nhiên, luôn luôn khát không phải là dấu hiệu bình thường mà thường ẩn nấp một bệnh lý nào đó.

Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng?

Một số tình huống có thể ngăn ngừa được, như uống nhiều chất lỏng trước khi tập thể dục, trong môi trường nóng… có thể giúp ngăn ngừa các trường hợp từ nguyên nhân này. Tránh các chất và thuốc men  gây lợi niệu quá mức. Dùng thuốc theo liều quy định và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên có thể ngăn ngừa một số trường hợp do bệnh đái tháo đường.

Bạn nên khám bác sĩ khi nào?

- Tiểu nhiều: đi tiểu hơn 3 lít/ngày với người lớn (và hơn 2 lít/ngày với trẻ em).

- Khát quá nhiều và liên tục không giải thích được

- Khát tăng được đi kèm với các triệu chứng khác như thị lực mờ, mệt mỏi, sụt cân...

Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào? ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để giúp xác định chẩn đoán.

Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

- Kiểm tra lượng đường trong máu.

- Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, thận, nột tiết…

- Tổng phân tích nước tiểu và kiểm tra độ thẩm thấu nước tiểu.

- Xét nghiệm các chất điện giải (ion đồ): canxi huyết thanh, natri…

- Siêu âm: tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đề nghị làm một số xét nghiệm sâu hơn như chụp CT scan, MRI não, sinh thiết… hoặc chuyển chuyên khoa.

Những ảnh hưởng lâu dài của tình trạng này?

Ảnh hưởng lâu dài có liên quan đến nguyên nhân. Bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát được có thể gây ra thiệt hại cho nhiều cơ quan của cơ thể và thậm chí dẫn đến tử vong. Các trường hợp do mất nước khác thường có thể được điều trị thành công mà không có gây ảnh hưởng lâu dài. Một người bị chứng khát nước nhiều do  tâm thần đôi khi có thể bị rối loạn nước và điện giải (do mất cân bằng muối gây nguy hiểm) do uống quá nhiều nước.

Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng khát nước này như thế nào?

Điều trị hướng vào nguyên nhân.Thông thường lượng nước mất chủ yếu bù lại với dung dịch oresol qua đường uống như khi tiêu chảy mất nước nhẹ, đổ mồ hôi nhiều... Nếu không thể uống, và tùy thuộc mức độ rối loạn nước điện giải (bác sĩ dựa vào ion đồ) sẽ được cung cấp thông qua đường truyền tĩnh mạch (IV) có thể là cần thiết khi bạn nôn mửa và tiêu chảy khó kiểm soát, các rối loạn điện giải phức tạp như trong suy thận, cường giáp…

Với bệnh đái tháo đường có thể sử dụng tiêm insulin hoặc các thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh cường giáp có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, hoặc liệu pháp phóng xạ. Nếu do thuốc men thì giảm liều thuốc hoặc thay đổi thuốc.

Điều trị đái tháo nhạt ở phụ nữ có thai phần lớn có đáp ứng tốt với thuốc demopressin. Khát nước do tâm thần kinh thường được điều trị tâm lý, và co thể hỗ trợ bằng thuốc...

 BS. NGÔ HỮU LỘC


Ý kiến của bạn