1. Quả hồng cung cấp lợi ích gì cho sức khỏe?
Quả hồng có nguồn gốc từ thế kỷ 14 ở Nhật Bản, sau được trồng chủ yếu ở miền Bắc nước ta.
Theo y học cổ truyền, quả hồng tính bình, vị ngọt chát.
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), quả hồng rất giàu vitamin A, vitamin E, vitamin C và vitamin B (đặc biệt là vitamin B6), cũng như chất xơ, mangan, phốt pho, đồng, magiê, kali.
Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực nghiệm và Lâm sàng Hoa Kỳ, hồng chủ yếu bao gồm các hợp chất carotenoid, tham gia vào việc cung cấp các lợi ích cho sức khỏe.
Bao gồm:
1.1 Tăng cường hệ thống miễn dịch
Theo một nghiên cứu được báo cáo trên Tạp chí chất lượng thực phẩm Hoa Kỳ, quả hồng làm tăng tổng hợp các tế bào bạch cầu và kích thích hiệu quả khả năng miễn dịch giúp chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh vì nó là tuyến phòng thủ chính.
Trong quả hồng chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và chống lại các gốc tự do.
1.2 Đặc tính chống ung thư
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hàn Quốc đã điều tra tác dụng chống ung thư của chiết xuất lá hồng đối với các tế bào ung thư dạ dày của con người. Người ta kết luận rằng chiết xuất lá hồng cho thấy khả năng chống ung thư, tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của loại quả này.
1.3 Điều chỉnh lưu thông máu
Đặc tính thú vị của quả hồng là tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Quả hồng cung cấp một yếu tố thiết yếu như đồng giúp duy trì huyết áp.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nếu thiếu đồng, bạn sẽ không thể lấy các chất dinh dưỡng lành mạnh để tạo ra hemoglobin, thành phần cấu tạo nên hồng cầu trong máu.
Tương tự, một yếu tố thiết yếu khác là kali có trong quả hồng, hoạt động như một chất làm giãn mạch, chịu trách nhiệm lớn trong việc giảm huyết áp.
Bên cạnh các tác dụng trên, hồng còn có tác dụng cải thiện thị lực và nhu động ruột nếu sử dụng hợp lý.
2. Ngoài ăn trực tiếp, hồng còn được dùng thế nào?
Bạn có thể ăn hồng ở dạng tươi, chín, sống hoặc khô và luôn mang lại cho bạn một hương vị ngọt ngào và bùi bùi.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng hồng chế biến thành món sinh tố, thêm vào salad, làm bánh hoặc ngâm rượu, làm mứt...
3. Những thắc mắc thường gặp về quả hồng
Bệnh nhân tiểu đường có được ăn quả hồng không?
Có, quả hồng có chứa các phân tử hoạt tính sinh học như proanthocyanidins, carotenoid, tannin, flavonoid, anthocyanidins, catechin, và nhiều hơn nữa, giúp chống lại bệnh tiểu đường.
Ăn quả hồng có tác dụng phụ gì?
Quả hồng không cho thấy tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, một số cá nhân bị dị ứng với những loại trái cây này và không nên ăn quả hồng vì chúng có thể gây đau bụng, nôn hoặc sốc phản vệ trong những trường hợp nghiêm trọng.
Ngoài ra, ăn một lượng rất lớn hồng dẫn đến hình thành các búi thức ăn, là những khối cứng được tạo ra khi tannin, chất xơ khó tiêu trong quả hồng phản ứng với axit trong dạ dày. Những búi thức ăn này cản trở quá trình tiêu hóa và dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, có thể gây tắc ruột và do đó cần phải tránh tiêu thụ quá nhiều hồng.
Ăn vỏ quả hồng có sao không?
Vỏ của quả hồng có thể ăn được và chưa có báo cáo về các phản ứng không mong muốn.
Ăn hồng có ảnh hưởng đến thuốc trị bệnh mạn tính?
Thuốc điều trị huyết áp cao: Quả hồng có tác dụng làm giảm huyết áp do đó, ăn hồng cùng lúc với dừng thuốc điều trị huyết áp cao captopril, enalapril, losartan, valsartan, diltiazem, amlodipine, hydrochlorothiazide, furosemide… có thể khiến huyết áp xuống thấp.
Thuốc chống đông máu: Quả hồng có thể làm chậm quá trình đông máu nên dùng cùng lúc với các loại thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel, dalteparin, warfarin… có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Mời bạn xem tiếp video:
Uống quá nhiều cà phê có thể gặp tác dụng phụ gì?