Quả chôm chôm cũng là thuốc quý

SKĐS - Chôm chôm là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở Nam Bộ. Ngoài hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho..., chôm chôm còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Quả chôm chôm xanh và vỏ quả: do chứa nhiều tannin nên được dùng chữa các chứng bệnh:

Hạ sốt: Lấy 15g vỏ chôm chôm, rửa sạch, sắc uống vài lần trong ngày.

Chữa tiêu chảy: liều 20 - 30g/ngày.

Chữa kiết lỵ: quả xanh hoặc vỏ quả 20-40g sắc uống.

Hạt chôm chôm: vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin…, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa các bệnh:

Đái tháo đường: Dùng 5 hạt chôm chôm rang chín, giã nhuyễn thành bột, chế thêm nước sôi uống 1 đến 2 lần trong ngày.

Giảm béo: ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác.

Tẩy giun đũa: 40g vỏ quả hoặc hạt sắc uống.

Sốt rét: 40g hạt sắc uống.

Chữa tưa lưỡi: Nhai vỏ và hạt quả xanh rồi súc sạch miệng. Hoặc lấy vỏ và hạt giã lấy nước bôi lên lưỡi.

Sinh tố chôm chôm chữa ỉa chảy, khó tiêu, tăng cường sức khỏe, có thể hạ sốt: chôm chôm đã bỏ hạt 1 bát con, sirô 1/2 bát con, nước sôi 1,5 bát con, đá bào 1 bát con, muối 1/3 muỗng cà phê. Cho chôm chôm và nước vào máy xay nhuyễn sau đó thêm xi rô và muối rồi xay với tốc độ chậm trong 1 phút. Đổ ra ly, cho đá bào lên trên, trang trí cùng một nhánh bạc hà và thưởng thức.

Hoặc chôm chôm xắt nhỏ 1 bát con, đường 1,5 muỗng canh, muối 1/8 muỗng cà phê, nước sôi để nguội 1,5 bát con, đá viên 1 1/2 bát con. Cho chôm chôm và nước vào nồi, nấu trên lửa vừa, cho thêm đường, muối khuấy tan đến khi sôi, tắt lửa để nguội. Đổ vào ly có đá viên uống liền hoặc cho vào hũ ướp lạnh uống dần. Có thể cho thêm ít chôm chôm luộc vào ly và trang trí bằng một nhánh bạc hà.

Lá chôm chôm: lá non nấu canh chua với rau muống, ăn có tác dụng thanh nhiệt như các loại canh chua khác. Các hành có vảy màu vàng 4-5 cái xếp thành búi to gần ngón chân cái do có vị rất chua nên không ăn được.

Chú ý: Trẻ em, người già ăn chôm chôm cần phải bỏ hột để tránh hóc.

- Ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say, buồn nôn, đầy bụng.


BS. Phó Thuần Hương
Ý kiến của bạn