Hà Nội

PTSD - Bí ẩn rối loạn stress sau sang chấn tâm lý và 5 điều nên biết

25-09-2021 09:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD) là một dạng rối loạn lo âu gây ra sau những sự kiện đau buồn, kinh hoàng hay gây căng thẳng.

1. Triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD)

Người mắc rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD) thường hồi tưởng lại sự việc buồn đau qua các cơn ác mộng và những ký ức hồi tưởng. Người mắc PTSD có thể cảm thấy cô độc, cáu gắt và tội lỗi.

Người bệnh PTSD cũng có thể gặp phải những vấn đề với giấc ngủ, chẳng hạn như chứng mất ngủ và khó tập trung.

Những triệu chứng trên thường nghiêm trọng và dai dẳng đủ để gây ra hậu quả lớn lên đời sống hàng ngày của người bệnh.

Rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD) có thể gây ra mất ngủ

Rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD) có thể gây ra mất ngủ

2. Nguyên nhân gây rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD)

Bất kỳ tình huống nào sau đây mà một người gặp sang chấn tâm lý đều có thể gây ra PTSD. Chẳng hạn như:

- Tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng

- Tấn công bạo lực, chẳng hạn như tấn công tình dục, bị cướp.

- Các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe

- Trải nghiệm sinh con.

PTSD có thể hình thành ngay sau khi ai đó trải qua một biến cố, nó có thể kéo dài tới hàng tuần sau, nhiều tháng sau, thậm chí nhiều năm sau.

Ước tính rối loạn stress sau sang chấn tâm lý ảnh hưởng khoảng 1/3 số người trải qua một sự cố đau buồn. Hiện chưa rõ nguyên nhân tại sao một số người gặp tình trạng PTSD, những người khác thì không.

3. Rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD) phức tạp

Những người liên tục trải qua tình huống đau thương, chẳng hạn như bị bỏ rơi, bị lạm dụng, hay gặp bạo lực có thể chẩn đoán mắc PTSD phức tạp.

PTSD phức tạp có thể gây ra những triệu chứng tương tự như PTSD và có thể không tiến triển nhiều năm sau sự cố.

Thường là nghiêm trọng hơn nếu biến cố trải qua từ thời thơ ấu, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

4. Khi nào cần tư vấn bác sĩ?

Cảm thấy buồn bực và có những suy nghĩ rối bời sau một sự cố là điều bình thường. Hầu hết mọi người sẽ vượt qua một cách tự nhiên sau vài tuần.

Nên tới bác sĩ đa khoa nếu bạn hay con của bạn gặp phải vấn đề sau 4 tuần trải qua một sự cố đau buồn, hoặc nếu như các triệu chứng đặc biệt gây khó khăn.

Nếu cần thiết, bác sĩ của bạn có thể sẽ giới thiệu bạn tới chuyên gia sức khỏe tâm thần để tránh giá và có biện pháp trị liệu.

5. Điều trị rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD) như thế nào?

Có thể điều trị thành công PTSD, kể cả khi bệnh kéo dài nhiều năm sau một sự cố đau thương.

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và triệu chứng xảy ra như thế nào sau một sự cố đau buồn.

Những biện pháp khuyến cáo lựa chọn như sau:

- Chờ đợi, theo dõi các triệu chứng để xem có cải thiện hay nặng lên khi chưa điều trị.

- Dùng thuốc chống trầm cảm như paroxetine hay mirtazapine.

- Các liệu pháp tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức tập trung vào sang chấn (CBT) hoặc liệu pháp giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động của mắt (EMDR).

Bạn cũng có thể tư vấn trực tiếp với các trung tâm liệu pháp tâm lý.

Chữa rối loạn stress sau sang chấn tâm lýChữa rối loạn stress sau sang chấn tâm lý

SKĐS - Những sự kiện chấn động tác động tới tâm lý người trong cuộc như thế nào, cần làm gì khi phải đối mặt với chúng?

Căng thẳng tinh thần trong đại dịch COVID-19, nên làm gì?


Nguyễn Vân (theo Bộ Y tế Anh)
Ý kiến của bạn