POMath đưa toán học tới gần hơn với đời sống

11-11-2019 06:00 | Đời sống
google news

SKĐS -Với phương châm đưa toán học trở nên gần gũi với đời sống, phát huy tối đa năng lực, tư duy của học sinh, đồng thời giúp học sinh tự tạo lập kiến thức một cách tự nhiên, thông qua các tình huống thực tế, các trải nghiệm, trò chơi trí tuệ… Chương trình Toán POMath đang thu hút ngày càng đông học sinh.

Toán học rất gần gũi với cuộc sống

Thời  gian gần đây, dư luận xôn xao về chương trình phổ thông mới, trong đó sẽ đưa nội dung xác xuất, thống kê vào môn toán, bắt đầu từ lớp 2. Thông tin này đã gặp phải sự phản đối của nhiều phụ huynh, trong khi những nhà chuyên môn lại khẳng định là hoàn toàn phù hợp.

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ,  Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, người đã có nhiều năm nghiên cứu giáo dục, đặc biệt về môn toán, cho biết,  xác  xuất thống kê  ở lớp 2  chỉ là những kiến thức tiếp cận ban đầu của xác xuất thống kê, qua đó rèn luyện các kỹ năng thống kê như liệt kê, phân loại, sắp xếp, đọc biểu đồ tranh…

PGS.TS Chu Cẩm Thơ

“Có nhiều nguyên nhân khiến người ta lo ngại về việc đưa xác xuất vào chương trình toán từ lớp 2. Đó là do họ chưa có sự trải nghiệm, nghĩ rằng nó khó. Thứ 2 là họ chưa thấy được sự cần thiết của xác xuất thống kê đối với đời sống. Thực tế là xác xuất rất cần thiết, vì nó là công cụ đối với cuộc sống, rất gần gũi với cuộc sống của mỗi người”, PGS Thơ nhấn mạnh.

Cách học toán giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên

PGS.TS Chu Cẩm Thơ cũng là người sáng lập nghiên cứu và phát triển Chương trình toán POMath cho rằng, việc học toán nói chung cần để trẻ thu thập, tự tạo lập kiến thức một cách tự nhiên, thông qua các tình huống thực tế. Học sinh trải nghiệm các tình huống, mô hình toán học, trò chơi trí tuệ, hoạt động ứng dụng giúp hình thành phản xạ và năng lực tư duy với toán học. Học qua trải nghiệm giúp học sinh không những có năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí, và nhiều trạng thái tâm lý tích cực.  Đây là chương trình phát triển tư duy cho người học .

PGS Thơ chia sẻ, ở POMath, các thí nghiệm, giáo trình  thường gần gũi với đời sống của học sinh để các em nhận thấy lợi ích của kiến thức. Ngoài ra,  các giáo viên ở  POMath  còn tiến hành  việc dạy  dựa trên năng lực của học sinh, có sự phân hóa như một cách khắc phục những nhược điểm của quá trình dạy đồng loạt mà các nhà trường đang tiến hành.  Tại  POMath, học  sinh còn tự giao bài tập cho mình và cho người khác để hoàn thiện kiến thức.

Chương trình toán POMath được đưa vào nhiều trường học ở Hà Nội vừa khai trương trung tâm thứ 8

Với triết lý giáo dục “Học Toán hấp dẫn, giúp trẻ em phát huy tối đa năng lực tư duy”, chương trình Toán POMath vừa nghiên cứu, vừa triển  khai  trên 30 trường Trung học, tiểu học, mẫu giáo tại Hà Nội với hơn 12.000 lượt học sinh tham gia, đào tạo 357 giáo viên; sáng tạo hơn 20 đầu sách giáo dục Toán học cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, giáo viên dạy toán các cấp; có hơn 20 bài báo khoa học trong và ngoài nước, đồng thời POMath vẫn tiếp tục các nghiên cứu quốc gia, quốc tế về giáo dục , phát triển các nhà trường .

Ngày 10/11, Trung tâm thứ 8 của POMath đã ra đời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập  toán của trẻ. Với 7 trung tâm POMath trên địa bàn Hà Nội đã thu hút hơn 1000 học sinh đến tham gia.

Tới đây, chương trình Toán POMath sẽ nhận được giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ được Tin và Dùng năm 2019” do Thời báo Việt Nam khởi xướng và được cộng đồng người tiêu dùng bình chọn. Chương trình này  là sản phẩm giáo dục toán duy nhất nhận được giải thưởng.


Hải Yến
Ý kiến của bạn