Trong bối cảnh phương Tây cô lập, lên án Nga về vấn đề Ukraine, Matxcơva đã chuyển hướng , sưởi ấm quan hệ với các nước phương đông. Chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống V. Putin là minh chứng điển hình cho chính sách hướng Đông của Nga.
Ngày 20/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thành phố Thượng Hải, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Tại đây ông Putin có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tham dự tập trận chung hải quân mang tên “Tương tác hải quân. Được biết, trong quá trình hội đàm các bên sẽ ký kết gần 30 văn kiện, trong đó có những văn kiện mang tính chiến lược.
Đến trung tuần tháng Bảy năm nay trong vùng biển Nhật Bản, Nga Ấn sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân chung "Indra -2014", Đây sẽ là lần thứ hai trong năm nay Hạm đội Thái Bình Dương của Liên bang Nga tham gia tập trận hải quân ở châu Á. Về phía Ấn Độ sẽ có 4 tàu chiến. Giám đốc Trung tâm đánh giá chiến lược Victor Mizin cho biết: “Do cuộc khủng hoảng ở Ukraina, EU và Mỹ áp dụng ngày càng nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Trong bối cảnh này, Nga ngày càng tích cực hướng tới các bạn bè và đối tác ở phía Đông, chẳng hạn như Trung Quốc, tất nhiên, Ấn Độ. Mátxcơva và New Delhi đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước góp phần giải quyết nhiều vấn đề địa chính trị của họ. Nga rất coi trọng việc tăng cường và củng cố liên lạc thân thiện với Ấn Độ. Đây là một trong những hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nga”.
Hai bên không tiết lộ chi tiết về cuộc diễn tập chống khủng bố, mà chỉ thông báo rằng, các vị khách Ấn Độ đã đến thăm địa điểm bến tàu, giải quyết các vấn đề tiếp tế hậu cần, định hướng, thông tin liên lạc và các bài diễn tập. Bên cạnh đó, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng đang được mở rộng giữa Nga và Iran.
Những bước đi của Nga về phía Đông trong những năm gần đây ngày càng trở nên rõ rệt. Vừa phát triển vùng Viễn Đông của mình, Matxcơva vừa tích cực tham gia vào các tổ chức khu vực, củng cố và thiết lập các liên hệ song phương. Sự kiện nổi bật nhất trong những ngày này là cuộc tập trận hải quân Nga-Trung "Hiệp lực biển” ở biển Hoa Đông. Cuộc tập trận chung diễn ra trên nền chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Trung Quốc. Khối lượng giao thương giữa Nga và Trung Quốc đang không ngừng tăng lên. Đến năm 2020, kim ngạch thương mại song phương dự kiến đạt 200 tỷ USD. Các nước dành quan tâm đặc biệt cho những dự án đôi bên như năng lượng điện, bảo vệ môi trường, sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, phát triển công nghệ thông tin tiên tiến, năng lượng hạt nhân và vũ trụ. Hợp tác giữa Matxcơva và Bắc Kinh trong lĩnh vực tài chính hướng tới mục tiêu bảo vệ an toàn cho đồng rúp và đồng nhân dân tệ khỏi biến động tỷ giá ngoại tệ thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga coi quan hệ hợp tác với Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu và quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất từ trước đến nay. Nga và Trung Quốc sắp sửa ký kết thỏa thuận xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Trung Quốc, qua đó sẽ cho phép Nga đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong lúc Trung Quốc có được nguồn cung năng lượng ổn định đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong thời gian qua, Nga đã tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu năng lượng và hướng nhiều tới Trung Quốc, nhưng hai nước chưa tìm được tiếng nói chung trong những năm qua do bất đồng về giá. Theo ông Putin, "trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi vững chắc, việc tăng cường quan hệ thương mại, kinh tế đôi bên cùng có lợi cũng như đẩy mạnh hoạt động đầu tư giữa hai nước có tầm quan trọng đặc biệt." Nga và Trung Quốc đã phát triển "quan hệ đối tác chiến lược" kể từ sau năm 1991, bao gồm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, quân sự
Quỳnh Anh