Rối loạn thần kinh tim gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe (Ảnh minh hoạ)
Là một chứng bệnh không hiếm gặp, rối loạn thần kinh tim chính là thủ phạm gây nên những cơn tim đập nhanh, chậm, không đều, khiến người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, trống ngực, lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, đau ngực… Để tránh những bất lợi khi dùng thuốc, nhiều người áp dụng các phương pháp từ thảo dược giúp điều chỉnh nhịp tim, kết hợp thư giãn tâm lý và tập luyện mang lại hiệu quả hơn hẳn.
Rối loạn thần kinh tim là gì?
Rối loạn thần kinh tim còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật và là hậu quả của rối loạn lo âu. Đây không phải một bệnh tim thực thể vì không có thành phần nào của tim bị tổn thương thật sự. Các triệu chứng của rối loạn thần kinh tim là nhịp tim đập quá nhanh (rối loạn nhịp tim), hồi hộp, khó chịu trong lồng ngực (đau tức ngực hay đánh trống ngực), thở dốc, ngộp thở, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, tay chân đau mỏi, đổ mồ hôi, đau dạ dày…
Người bị rối loạn thần kinh tim với các triệu chứng rõ ràng như vậy, nhưng khi đi khám thường không phát hiện ra tổn thương thực thể tại tim. Vì thế, người bệnh thường được kết luận là tim “bình thường”, không có bệnh tại tim và ít khi được dùng thuốc điều trị, trừ khi các triệu chứng xuất hiện nặng nề hoặc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Bà Lê Thị H. (Hà Nội) cũng xuất hiện những triệu chứng như tim đập nhanh có lúc lên đến 180 nhịp/phút, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thở dốc khi đi cầu thang… Mặc dù có triệu chứng giống bệnh tim, nhưng cả hai lần đi khám . đều không phát hiện ra bệnh tật gì về tim. Tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn khi bà bước sang tuổi 50. Mỗi khi cơn nhịp nhanh kéo dài chừng 30 – 60 phút, bà thấy cơ thể mệt mỏi chừng như không còn sức sống. Có những cơn nhịp nhanh khiến bà phải nằm bẹp có khi đến vài ngày không dậy được, ngủ không ngủ được, cứ chợp mắt là mộng mị, hoảng loạn tâm thần… Tình trạng đó kéo dài gần 10 năm, mãi sau này bà mới biết đó là do rối loạn thần kinh tim.
Bệnh rối loạn thần kinh tim khi chưa được phát hiện sớm không những dễ dẫn đến tình trạng nặng hơn mà còn khiến người bị bệnh ngày càng căng thẳng do bị hiểu lầm là… bệnh giả vờ. Điều này khiến bệnh nhân rất khổ tâm vì chẳng thể san sẻ cùng ai. Cũng giống như bà H., nhiều người cảm thấy rất hoang mang khi có triệu chứng mà lại không phát hiện ra bệnh dẫn đến nhiều hậu quả sau này như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh…
Nguyên nhân rối loạn thần kinh tim
Tâm lý căng thẳng là nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn thần kinh tim ( Ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn thần kinh tim thường khó xác định một cách rõ ràng, song thường là do yếu tố sau đây:
- Tâm lý căng thẳng: do cảm xúc thay đổi (giận dữ, sợ hãi, đau buồn…), chấn thương tâm lý, stress, rối loạn lo âu…
- Rối loạn nồng độ ion cơ tim: chính là các trường hợp sốt, mất nước hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị
- Thói quen sống: ít vận động hoặc không tập thể dục, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê…
Các nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh tim khá phổ biến trong xã hội hiện đại, vậy chứng rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?
Mặc dù rối loạn thần kinh tim không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tác động của các triệu chứng đến tâm lý lại rất nặng nề. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, mệt mỏi vì tình trạng rối loạn nhịp tim chữa mãi không đỡ. Thậm chí một số người còn thường bị mộng mị hay bóng đè dẫn đến hoảng loạn tâm thần và cảm thấy như mình đang mắc bệnh của thế giới âm. Nếu không trị sớm, tình trạng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất.
Tuy nhiên, bản thân người bệnh lại rất khó sử dụng thuốc hiệu quả và dứt điểm khi rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim thực thể. Phần lớn các thuốc cũng chủ yếu là thuốc an thần có tác dụng cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giảm thiểu căng thẳng nên người bị bệnh cũng không thể sử dụng lâu dài để tránh nguy cơ bị lệ thuộc rất nguy hiểm. Thậm chí, một số loại thuốc còn khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn mặc dù có tác dụng giảm kích thích thần kinh tim hay chống rối loạn nhịp tim.
Vì thế, rất nhiều bệnh nhân trăn trở liệu có phương pháp nào cho chứng rối loạn thần kinh tim?
Phương pháp làm giảm nhịp tim không dùng thuốc:
Tập thể dục mỗi ngày 30 phút sẽ rất hữu ích cho người rối loạn thần kinh tim (ảnh minh hoạ)
Với rối loạn thần kinh tim, không phải trường hợp nào cũng cho dùng thuốc. Vì không phải lúc nào thuốc cũng đạt hiệu quả như mong đợi. Việc thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực cùng với sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ lại mang nhiều lợi ích hơn cho người bệnh.
1. Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày
Nếu công việc hiện tại quá áp lực hay các mối quan hệ đang căng thẳng, bạn nên cho phép bản thân nghỉ ngơi 1 – 3 tháng ở một nơi yên tĩnh. Trong trường hợp vẫn muốn duy trì công việc, bạn có thể xin nghỉ phép để đi du lịch trong khoảng thời gian cho phép. Hãy thử cách ly với những yếu tố gây stress như công việc, gia đình và các mối quan hệ, bạn sẽ giải tỏa căng thẳng và giảm dần các triệu chứng rối loạn nhịp tim.
2. Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn
Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày (hoặc 3 – 5 lần/tuần) các môn thể thao phù hợp với những người bị rối loạn thần kinh tim như đi bộ, yoga, bơi lội, thái cực quyền… Hãy hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê…
3. Thảo dược Khổ sâm giúp giảm và ổn định nhịp tim
Bên cạnh lối sống lành mạnh, thảo dược Khổ sâm cũng là một giải pháp giúp giảm và ổn định nhịp tim. Khổ sâm là một thảo dược tự nhiên quý hiếm có khả năng làm giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả, tương tự như một nhóm thuốc điều trị nhịp tim nhanh phổ biến hiện nay.
Hai hoạt chất sinh học matrine và oxymatrine có trong Khổ sâm tác động đến nhịp tim theo 3 cách sau đây:
- Làm thư giãn mạch máu thông qua việc ức chế quá trình co mạch. Từ đó giúp giảm và ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi,…
- Điều hòa nồng độ ion ở màng tế bào cơ tim nên ngăn ngừa các cơn nhịp nhanh đột ngột.
- Ức chế tính kích thích của cơ tim nên làm giảm và ngăn ngừa cơn nhịp nhanh xuất hiện.
Một trong những ưu thế vượt trội của Khổ sâm là có hiệu quả với nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp xoang nhanh… Hơn nữa, Khổ có tác dụng làm giảm nhịp tim, nhưng không gây giảm nhịp quá mức và không hạn chế đối tượng sử dụng như các các thuốc giảm nhịp tim khác.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NINH TÂM VƯƠNG – với thành phần chính là KHỔ SÂM, giúp làm giảm và ổn định nhịp tim.Liệu pháp hỗ trợ điều trị từ Ninh Tâm Vương, kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim một cách an toàn mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Chia sẻ của người bị bệnh rối loạn thần kinh tim Số GPQC: 00169/2018/ATTP-XNQC * Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |