Hiện nay, ngoại khoa có khá nhiều phương pháp tán sỏi thận, bên cạnh các ưu điểm thì phương pháp này đều có nhược điểm và có thể xảy ra các biến chứng và đối tượng áp dụng của mỗi phương pháp cũng khác nhau.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Nhược điểm của tán sỏi ngoài cơ thể là không áp dụng được với sỏi có kích thước quá lớn, các loại sỏi san hô, sỏi quá cứng. Sau khi tán sỏi, các mảnh sỏi nhỏ di chuyển trên đường tiết niệu rất dễ gây tổn thương, gây tắc và viêm nhiễm đường niệu. Có thể xuất hiện các cơn đau quặn. Sau khi tán sỏi bắt buộc phải dùng thuốc để đẩy sỏi ra ngoài.
Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng
Phương pháp này không áp dụng với người bị hẹp niệu đạo, đường niệu đang trong giai đoạn viêm, nhiễm khuẩn. Nguy cơ xảy ra biến chứng: thủng niệu quản (do đốt laser nhầm vị trí hoặc bị lan), không đặt được ống nội soi để tiếp cận được vị trí có sỏi…
Tán sỏi qua da
Nhược điểm của phương pháp này là đường hầm để cho ống nội soi xuyên vào vị trí sỏi có thể bị nhiễm trùng sau mổ hoặc quá trình tán kéo dài, có thể gây mất máu. Sau phẫu thuật có để lại sẹo.
Các phương pháp tán sỏi đều có nhược điểm và hạn chế ( ảnh minh hoạ)
Biến chứng thường gặp nhất sau khi tán sỏi là đau. Các nguyên nhân có thể gây ra tai biến khi tán sỏi thường là do máy tán sỏi, do kỹ thuật và trình độ phẫu thuật.
Thường người bệnh bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau tạng (gan, thận, tụy, lách) do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Người bị bệnh cũng có thể bị đốm xuất huyết hay vết bầm da tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi.
Ngoài ra, tiểu máu (nhiều hoặc ít), tổn thương đụng dập thận sau tán sỏi cũng là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân được tán sỏi.
Người bệnh còn có thể bị một số tai biến, biến chứng ít gặp hơn như máu tụ dưới bao thận, chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản do sỏi vỡ vụn thoát xuống niệu quản nhiều và nhanh, nhiễm trùng niệu diễn tiến do đã bị nhiễm trùng niệu mà không được điều trị tích cực trước tán sỏi hoặc do vi khuẩn được phóng thích vào nước tiểu khi sỏi vỡ vụn…
Đặc biệt, người bệnhcũng có thể gặp các tai biến, biến chứng hiếm gặp hơn như
- Vỡ thận
- Vỡ gan
- Vỡ lách
- Ho ra máu
- Tràn máu màng phổi
- Viêm tụy gây tăng Amylase trong máu và nước tiểu
- Viêm gan gây tăng SGOT, SGPT trong máu
- Xuất huyết ruột non, đau do co thắt ruột
Để phòng ngừa sỏi thận tái phát bạn nên thực hiện theo các ghi chú sau đây:
▪ Điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày: giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạch, sô-cô-la, nước trà, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít đạm động vật;
▪ Uống thuốc sỏi thận giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu, theo chỉ định của bác sĩ;
▪ Hạn chế việc ăn nhiều thực phẩm như lòng lợn, óc động vật…tăng nguy cơ gây sỏi thận;
▪ Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, nên tăng cường uống nước bột sắn, nước đỗ đen, nước hoa quả để lợi tiểu, thải canxi;
▪ Sử dụng các sản phẩm thuốc sỏi thận được điều chế từ tự nhiên để hỗ trợ và phòng tránh sỏi thận.
Hiện nay có một loại thuốc chuyên chữa trị sỏi thận khá uy tín trên thị trường, thương hiệu có hơn 20 năm uy tín trong lĩnh vực điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Thuốc có tác dụng bào mòn sỏi, kể cả những viên sỏi to nằm ở sâu trong đài, kẽ thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang. Đồng thời ngăn ngừa hình thành sỏi từ đầu, bào mòn, làm tan sỏi cũ, ngăn ngừa tái phát sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hiệu quả.
Thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già” được sản xuất đầu tiên tại nước ta vào năm 1998, bằng công nghệ chiết xuất dược liệu đa năng, dựa theo chuyên luận của chế phẩm Thạch Lâm Thông Phiến với nguồn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO, với ưu điểm điều trị sỏi thận không phải phẫu thuật. Thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già” có hai dạng bào chế: viên bao đường và bao phim, giúp người bệnh lựa chọn dạng thuốc điều trị phù hợp. ▪ CÔNG THỨC: Cao Kim tiền thảo 120 mg. ▪ CHỈ ĐỊNH: Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. ▪ LIỀU DÙNG: Uống 5 viên x 3 lần/ngày. Uống nhiều nước trong thời gian điều trị. Sau khi hết sỏi, nên phòng ngừa kết sỏi trở lại bằng cách dùng liên tục với liều 3 viên x 3 lần/ngày. ▪ THẬN TRỌNG: Người bị đau dạ dày nên uống lúc no. Người bị tiểu đường nên dùng viên bao phim. Để biết thêm thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ: 1800 5555 18 (miễn phí cuộc gọi) - 028.38778899 hoặc Website: www.opcpharma.com. Giấy phép QC số: 379/2016/XNQC-QLD. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng |