Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thế nào mới đảm bảo chuẩn đầu ra?

08-08-2023 11:40 | Thời sự

SKĐS - Chuyên gia nêu quan điểm về phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 nào sẽ phù hợp với tuyên bố chuẩn đầu ra của Chương trình GDPT 2018, đặc biệt với các trường của khối ngành chăm sóc sức khỏe.

Nhiều trường đại học gặp khó khăn về bài toán thu chi nếu không tăng học phíNhiều trường đại học gặp khó khăn về bài toán thu chi nếu không tăng học phí

SKĐS - Theo lãnh đạo nhiều trường đại học, việc không tăng học phí 3 năm liên tiếp sẽ khiến các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân đối tài chính.

Bộ GD&ĐT dự kiến tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chung đề, chung đợt, cho học sinh tự quyết định chọn môn học để dự thi tốt nghiệp trong số các môn học lựa chọn.

Về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhóm nghiên cứu đề xuất 2 phương án. Theo đó, phương án 1 gồm 6 môn, trong đó 4 môn bắt buộc (Toán - Ngữ văn - Lịch sử - Ngoại ngữ) + 2 môn tự chọn (trong số các môn học sinh chọn học ở lớp 12). Phương án 2: gồm 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc (Toán - Ngữ văn) + 2 môn tự chọn (trong số các môn học sinh chọn học ở lớp 12).

Phương án nào sẽ phù hợp?

Chia sẻ với PV báo Sức khỏe&Đời sống về vấn đề này, thầy Nguyễn Duy Khánh - giáo viên dạy Sinh học tại Hà Nội nêu quan điểm: "Khi đã xây dựng chương trình mới 2018 từ những năm trước thì cũng nên có phương án kiểm tra, đánh giá ngay từ đầu. Việc lựa chọn này chắc chắn phương án 2 sẽ chiếm ưu thế, tuy nhiên liệu có thực sự hiệu quả không".

Theo thầy Khánh, để hiệu quả thì việc xét tốt nghiệp THPT nên đưa về các Sở GD&ĐT. Học sinh đủ năng lực và được đánh giá một cách công tâm thì có bằng tốt nghiệp. Theo dõi cả một hành trình 3 năm sẽ cực kỳ chính xác. Học sinh nào chưa xứng đáng tốt nghiệp thì cần được đào tạo lại. Không cần so sánh việc tỉ lệ đỗ tốt nghiệp giữa các tỉnh, các trường. Cũng nên coi bằng tốt nghiệp như giấy chứng nhận về một năng lực/nhóm năng lực nào đó của học sinh như Giấy phép lái xe chẳng hạn.

Hai phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, phương án nào sẽ phù hợp? - Ảnh 2.

Thầy giáo Nguyễn Duy Khánh.

Hơn nữa cũng cần rà soát lại các hình thức, phương thức xét tuyển đại học hiện nay để làm sao có tính thống nhất, tập trung, công bằng và tránh hiện tượng "trăm hoa đua nở".

Bên cạnh đó, đề thi xét tuyển đại học phải thực sự có tính phân hóa, đo lường đúng năng lực và phẩm chất của thí sinh. Phải làm sao để thấy kỳ thi xét tuyển đại học thực sự có ý nghĩa, có giá trị. Những học sinh có bằng tốt nghiệp THPT mà không có nhu cầu học đại học thì sẽ đi học nghề hoặc chủ động trong việc tìm kiếm việc làm luôn ở trong nước hay nước ngoài.

Trước đó, ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 xin ý kiến góp ý rộng rãi vào giữa tháng 3 năm nay, nhận định về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận Chương trình GDPT 2018 bắt đầu đưa vào triển khai ở cấp THPT từ năm học 2022 - 2023 và năm 2025 lứa học sinh THPT đầu tiên tốt nghiệp.

Chương trình tuyên bố các nhóm năng lực cốt lõi, phẩm chất học sinh đạt được sau khi hoàn thành cấp THPT. Theo đó, có 8 nhóm năng lực cốt lõi: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Tính toán; Khoa học; Công nghệ; Tin học; Thẩm mĩ; Thể chất. Do vậy, khi xây dựng bài thi nào, nội dung gì, đều phải hướng tới đánh giá người học đạt được các nhóm năng lực cốt lõi như chương trình công bố.

Với dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD&ĐT, phương án đưa ra là thí sinh thi 4 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn lựa chọn (trong số 4 môn thí sinh lựa chọn học ở THPT). "Phương án này theo tôi phù hợp với tuyên bố chuẩn đầu ra của Chương trình GDPT 2018 đồng thời cơ bản ổn định so với phương án thi hiện nay. Học sinh và phụ huynh đều mong muốn ổn định cách thức kiểm tra, đánh giá người học".

Khối ngành chăm sóc sức khỏe cần có cách thức tuyển sinh chuyên biệt, khắt khe

Đối với những trường đào tạo chuyên biệt khối Y Dược, theo thầy Khánh, những năm gần đây, nhiều chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học liên quan đến khối ngành chăm sóc sức khỏe đều nhận định rằng đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục tiêu 2 trong 1, với một bài thi trắc nghiệm cho các môn không đánh giá, phân loại chính xác được năng lực đầu vào. Đặc biệt là các ngành có tỉ lệ cạnh tranh cao như Y khoa và Răng - Hàm - Mặt.

Hai phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, phương án nào sẽ phù hợp? - Ảnh 3.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

"Vì thế, với những thay đổi cho kiểm tra, đánh giá theo chương trình mới từ năm 2025, các trường của khối ngành chăm sóc sức khỏe cần có sự thống nhất cho phương án tuyển sinh riêng biệt.

Các trường hoặc sử dụng kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy kết hợp với các kênh đánh giá khác như Viết luận, Phỏng vấn, Đánh giá các hoạt động vì cộng đồng, Các bài kiểm tra chuyên biệt,… để đảm bảo tuyển sinh được đúng đối tượng hội tụ đủ yếu tố để trở thành các thầy thuốc giỏi trong tương lai. Và sẽ tối ưu hơn nữa nếu liên minh các trường có thể hợp tác với một trung tâm khảo thí độc lập, có uy tín để tuyển sinh".

Theo thầy Khánh, có thể có nhiều đợt tuyển sinh trong một năm để thu hút sự tham gia của những học sinh có năng lực nhất, có tâm huyết, trách nhiệm và sẵn sàng cống hiến. Khối ngành chăm sóc sức khỏe luôn được coi là ngành nghề chuyên biệt, đặc thù dù ở bất kỳ quốc gia nào. Vì thế, ngành nghề này cũng cần có cách thức tuyển sinh chuyên biệt, khắt khe; đào tạo kỹ lưỡng, bài bản và có chế độ đãi ngộ tốt nhất.

Khi nào sẽ ban hành phương án thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới?Khi nào sẽ ban hành phương án thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới?

SKĐS - Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến chung đề, chung đợt. Ngoài các môn thi bắt buộc, học sinh được tự chọn thi các môn học lựa chọn.

Đỗ Vi
Ý kiến của bạn