Các Bệnh Dễ Mắc Khi Phun Xăm Lông Mày, Mắt, Môi
Phun, xăm thực chất là biện pháp dùng kim loại đưa một lượng chất tạo màu vào sâu dưới lớp thượng bì của da. Do dùng các mũi kim nhỏ đâm xuyên trực tiếp vào da nên phun, xăm môi vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ thiếu chuyên môn, nghiệp vụ.
Để những hình xăm được như ý muốn, an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý:
- Nên lựa chọn cơ sở làm đẹp có điều kiện vệ sinh an toàn, được cấp phép.
- Tất cả các dụng cụ liên quan như chum đựng mực, kim, xuyên kim, bông gòn, đồ lót khay, thuốc tê, máy móc, dao lam phải được hấp sạch và tiệt trùng trước khi làm.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú, các loại hóa mỹ phẩm… để hạn chế tình trạng tổn thương da ngay vùng xăm.
- Khi có các phản ứng sau phun xăm như ngứa, đỏ, sưng hay thậm chí khó thở, tức ngực, chóng mặt, đau bụng... thì cần đi khám ở chuyên khoa da liễu để được điều trị dứt điểm.
- Sau khi xăm nên kiêng một số thứ mà cơ thể dị ứng.
- Có thể sử dụng kem chống nắng và che chắn kỹ càng vị trí có hình xăm trên da trước khi ra nắng.
- Đối với trường hợp bị dị ứng với mực xăm mức độ nhẹ chỉ gây mẩn ngứa, có thể sử dụng giải pháp cải thiện bằng cách chườm đá lên vùng da bị ngứa trong khoảng 15 phút.