Hà Nội

Phục hồi vận động sau đột quỵ

02-05-2017 07:34 | Đời sống
google news

SKĐS - Quá trình chăm sóc người bệnh giúp phục hồi vận động sau đột quỵ được tiến hành ở nhiều giai đoạn

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là “Các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch máu”.

Ngày nay, đột quỵ vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết bởi nó ngày càng phổ biến. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh và là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Quá trình chăm sóc người bệnh giúp phục hồi vận động sau đột quỵ được tiến hành ở nhiều giai đoạn:

Giai đoạn đầu của bệnh đột quỵ: bệnh nhân được điều trị tích cực tại các đơn vị đột quỵ.

Sau khi thoát khỏi giai đoạn hiểm nghèo, người bệnh sẽ được chăm sóc tại các đơn vị phục hồi chức năng, tại nhà với sự hỗ trợ của gia đình...

Phối hợp Đông và Tây y trong điều trị mang lại nhiều hiệu quả.

Hiện nay, nhiều phương pháp trong điều trị giúp phục hồi vận động sau đột quỵ đã được chứng minh có hiệu quả như:

Y học hiện đại có phương pháp dùng thuốc giúp chống co cứng cơ như: tiêm Botilinum toxin nhóm A.

Phương pháp không dùng thuốc của y học hiện đại gồm: vật lý trị liệu, điện trị liệu, liệu pháp tâm thần, liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp nghề nghiệp...

Y học cổ truyền cũng có nhiều nghiên cứu trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ được chứng minh có hiệu quả như: dùng thuốc Hoa đà tái tạo hoàn, Bổ dương hoàn ngũ thang, thể châm, điện châm... Đặc biệt, hiện nay, phương pháp châm cứu cải tiến là phương pháp được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong phục hồi vận động cho người bệnh sau đột quỵ. Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi tại một số bệnh viện như: Đại học Y Dược TPHCM, Y học cổ truyền TPHCM... đem lại nhiều hiệu quả cho người bệnh sau đột quỵ.

Ngày nay, việc hiểu biết và áp dụng kết hợp các phương pháp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền sẽ giúp bác sĩ có nhiều lựa chọn, góp phần nâng cao hiệu quả phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ.

TS.BS. TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG

Khoa Y học cổ truyền

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM


Ý kiến của bạn