Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững: Cần ưu tiên nguồn lực, củng cố hệ thống y tế toàn quốc

05-12-2021 13:52 | Thời sự
google news

SKĐS - Tại tham luận "Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững thông qua thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam" được trình bày bởi PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó có việc cần ưu tiên nguồn lực, củng cố hệ thống y tế trên toàn quốc.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 phục hồi và phát triển bền vững được tổ chức vào ngày 5/12Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 phục hồi và phát triển bền vững được tổ chức vào ngày 5/12

SKĐS - Thông tin trên được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn thông tin và cho biết, diễn đàn tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển nền kinh tế sau đại dịch

Ngày 5/12/2021, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ''Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững'' chính thức được khai mạc theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 57 điểm cầu trong nước và quốc tế.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và là một trong những nước có tăng trưởng dương cao nhất thế giới. Năm 2021, Việt Nam đã có nhiều giải pháp đổi mới để thực hiện nhiệm vụ kép, trong đó có cả phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 với biến chủng Delta đã gây thiệt hại rất nặng nề, làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội.

Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững: Cần ưu tiên nguồn lực, củng cố hệ thống y tế toàn quốc - Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, để đối phó với dịch bệnh, khắc phục những thiệt hại và tác động của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều gói giải pháp về tài khóa, tiền tệ khác nhau. Việt Nam đã sử dụng linh hoạt và khá đồng bộ các chính sách về tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách vĩ mô khác nhằm khắc phục thiệt hại và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong đại dịch.

kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, tài chính ngân sách, vay và trả nợ công, đầu tư công và kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2020 - 2025. Đồng thời, Kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng và triển khai theo thẩm quyền Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh", đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế. Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ xây dựng các gói chính sách về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ 2 chương trình này, phục vụ cho mục tiêu phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phục hồi phát triển kinh tế để trình Quốc hội xem xét.

Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững: Cần ưu tiên nguồn lực, củng cố hệ thống y tế toàn quốc - Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại diễn đàn, các diễn giả, các nhà khoa học sẽ cập nhật, đánh giá những vấn đề mới nhất về tình hình phòng, chống dịch bệnh hiện nay trên toàn thế giới; phân tích, đánh giá, dự báo xu hướng và tác động của dịch bệnh, thực trạng của nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng của thời gian tới-giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập rất sâu và rộng với nền kinh tế thế giới.

Đồng thời, các diễn giả sẽ chia sẻ kinh nhiệm quốc tế về phòng, chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế cũng như những gợi ý chính sách, những ý kiến đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam, những kiến nghị đề xuất cho chương trình phục hồi kinh tế xã hội, các gợi ý chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

5 nhóm giải pháp chủ yếu để phục hồi nền kinh tế

Tại Diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia trình bày tham luận "Một số gợi ý chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội".

Về phạm vi của chính sách, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, các nhóm chính sách cần đảm bảo và nâng cao năng lực y tế; giảm chi phí, giãn, hoãn nghĩa vụ tài chính, tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp; an sinh xã hội…v.v. Thời gian thực hiện của chính sách chủ yếu trong giai đoạn 2022-2023. Đối tượng trọng tâm của chính sách lao động và người sử dụng lao động.

Về chi tiết chính sách tài khóa, TS. Cấn Văn Lực đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT, giảm phí bảo hiểm xã hội, thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế, phí trước bạ ô tô trong nước, có bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gói hỗ trợ lãi suất, cùng với đó là ứng trước các chi phí như tiền lương, phòng chống dịch cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đầu tư cơ sở hạ tầng thì cần rà soát; ưu tiên các dự án liên kết vùng, trọng điểm, có tính lan tỏa, trong danh mục đầu tư công và đã chuẩn bị xong thủ tục đầu tư; dự án dở dang, thiếu vốn tạm thời (cả vốn đối ứng dự án nguồn ODA) cần bổ sung.

Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững: Cần ưu tiên nguồn lực, củng cố hệ thống y tế toàn quốc - Ảnh 4.

TS. Cấn Văn Lực trình bày tham luận tại Diễn đàn.

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực cũng đề nghị đối với các chính sách an sinh xã hội cần triển khai hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đào tạo nghề. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam đề cập về "Phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với Việt Nam".

Ông Nguyễn Minh Cường đưa ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, do khủng hoảng kinh tế - xã hội lần này xuất phát từ dịch bệnh COVID-19 mà không phải xuất phát từ khủng hoảng kinh tế - tài chính, do vậy, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, để xử lý triệt để thì các giải pháp chuyên môn đối với y tế vẫn mang tính chất quyết định và chủ yếu, còn chính sách kinh tế vĩ mô là các công cụ mang tính hỗ trợ.

Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững: Cần ưu tiên nguồn lực, củng cố hệ thống y tế toàn quốc - Ảnh 5.

''Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững'' chính thức được khai mạc theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại 57 điểm cầu trong nước và quốc tế.

Thứ hai, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; dư địa tài khóa được củng cố trong các năm gần đây, an toàn nợ công vẫn được đảm bảo. Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể chấp nhận mức bội  chi cao hơn và nợ công tăng trong giai đoạn 2021-2023 để hỗ trợ nền kinh tế. 

Thứ ba, các gói hỗ trợ của Việt Nam nên ưu tiên cho các biện pháp ngắn hạn, như hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp. Bởi biện pháp ngắn hạn sẽ tác động đến tiềm năng, sự phát triển của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn.

Thứ tư, trong giai đoạn trung hạn và dài hạn, Việt Nam nên thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tập trung vào phát triển hạ tầng xanh, chuyển đổi số...

Thứ năm, Việt Nam nên tăng cường vào hợp tác quốc tế, giữa các nước, các khu vực với nhau cũng như các tổ chức quốc tế.

Củng cố hệ thống y tế toàn quốc

Với tham luận: "Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững thông qua thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam" được trình bày bởi PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam kiến nghị gồm: Cần ưu tiên nguồn lực củng cố hệ thống y tế trên toàn quốc. Cụ thể, gói củng cố hệ thống y tế cần khoảng 76.000 tỷ đồng; Tiếp tục củng cố hệ thống an sinh xã hội. Cụ thể, gói củng cố hệ thống an sinh xã hội cần khoảng 58.000 tỷ đồng; Cần hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn, trong đó gói hỗ trợ doanh nghiệp cần khoảng 244.000 tỷ đồng cùng với việc hạ mặt bằng lãi suất là rất cấp thiết; Tiếp tục cải cách thể chế, giải quyết những điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh, để đảm bảo các biện pháp trên thực hiện thành công, cần đảm bảo sự phối hợp để thiết kế và thực hiện các chính sách giữa các bộ ngành thuộc Chính phủ và Quốc hội. Các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan tham mưu cần phối hợp chặt chẽ trong việc tính toán nhằm đảm bảo dòng tiền hỗ trợ thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và hộ gia đình thay vì chuyển qua kênh đầu cơ các tài sản tài chính rủi ro, vốn không đóng góp cho phục hồi tăng trưởng.

Phục hồi và phát triển kinh tế bền vững: Cần ưu tiên nguồn lực, củng cố hệ thống y tế toàn quốc - Ảnh 6.

PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam trình bày tham luận "Khuyến nghị chính sách đẩy mạnh phục hồi kinh tế".

Theo ông Francois Painchaud, trong năm 2021, Việt Nam đối mặt với đợt dịch bùng phát lớn hơn và dai dẳng hơn, khiến nền kinh tế gián đoạn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc làm, đặc biệt là ở khu vực phi chính thức. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải rất nhiều thách thức trước dịch bệnh. Hiện Việt Nam đang gỡ bỏ các rào cản, dần hồi phục lại nền kinh tế.

Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam Francois Painchaud cho rằng mục tiêu phục hồi và phát triển của Việt Nam là có thể đạt được nhưng đòi hỏi những cải cách cơ cấu quyết liệt hơn, cần phục hồi mạnh mẽ, cải thiện khả năng chống chịu trước đại dịch, quyết liệt cải cách cơ cấu và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Ông Francois Painchaud nhấn mạnh, các chương trình hồi phục đã được chính quyền Việt Nam cân nhắc để đưa ra những cải cách nhằm nâng cao năng suất nhưng kế hoạch cải cách này cần được thực hiện một cách quyết đoán và nhanh chóng hơn nữa.

Tình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tếTình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế

SKĐS - Nội dung tình hình dịch COVID-19 dưới đây là số liệu chính thức, mới nhất theo nguồn tin từ Bộ Y tế, cập nhật mỗi buổi tối hàng ngày trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn