Tai biến xin hãy cẩn trọng
GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam đã chia sẻ những số liệu đáng báo động về bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ não) ở Việt Nam, trong đó, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là hiện tượng mất đột ngột lưu lượng máu lên não do tắc mạch máu não hoặc do chảy máu não. Khi đó, tất cả tế bào nhu mô não phía sau bị tổn thương không được nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử, mấy chức năng dẫn đến liệt, hôn mê, rối loạn cảm giác, tử vong.
Chăm sóc bệnh nhân tại BV Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Thái
Khi đột quỵ xảy ra sẽ khoảng 90% hậu quả rất nặng nề. Đột quỵ chỉ đứng thư 2 sau ung thư và nguyên nhân hàng đầu tàn tạt và sa sút trí tuệ ở người lớn và trưởng thành. Hàng năm thế giới chi rất nhiều tỷ đô la cho đột quỵ.
Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ của cả nước. Những thống kê cục bộ khoảng 219 - 300/ 100 nghìn dân có nguy cơ mắc đột quỵ.
Thống kê 2012 của Bộ Y tế tại các bệnh viện tỷ lệ đột quỵ chảy máu não chiếm 40-50 % trong số đó tỷ lệ tử vong 50%, thời gian nhập viện rất chậm là 42 giờ, điều đó giảm cơ hội điều trị cho bệnh nhân, mất thời gian vàng vì thời gian chỉ có 3 giờ đầu.
Tai biến mạch máu não có 2 dạng: Nhồi máu não và xuất huyết não. Bệnh tiến triển nhanh và đột ngột, những biến chứng thường gặp là:
- Mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ.
- Mất khả năng ngôn ngữ
- Mất khả năng tự chăm sóc bản thân: Vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi lại…
- Tê liệt tay, chân, nửa người hoặc toàn thân.
- Méo miệng do liệt các cơ vùng mặt.
Bệnh viện đi đầu trong phục hồi sau tai biến
Ông Nguyễn V. không khỏi ngậm ngùi khi kể lại về cơn đột quỵ đã xảy đến với ông: Một buổi sáng thức dậy, ông đột nhiên cảm thấy chân trái và tay trái cứng nhắc, không thể di chuyển. Ông cũng không thể cất tiếng gọi con cháu như mọi ngày.
Lúc nhập viện, đầu óc ông vẫn rất tỉnh táo nhưng không thể tự điều khiển được cơ thể của mình. Hôn mê sâu 10 ngày, sau khi tỉnh tại, bác sĩ cảnh báo rằng, ông có nguy cơ bị tái phát đột quỵ não cao nhất là trong 1 năm đầu.
Từ những khó khăn của những bệnh nhân đến điều trị, lãnh đạo Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An phối hợp với các giáo sư đầu ngành về phục hồi chức năng thành lập Trung tâm phục hồi chức năng tai biến mạch máu não một mô hình mới về phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân chấn thương sọ não và tai biến mạch máu não nhằm giúp bệnh nhân vượt qua những khó khăn do bệnh tật.
Người bệnh được cán bộ y tế giám sát quá trình hồi phục theo đúng phác đồ. Ảnh: N.T
Trung tâm đã góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho những chuyên viên phục hồi chức năng cũng như hỗ trợ sự tham gia của bệnh nhân chấn thương sọ não và tai biến mạch máu não thông qua việc chăm sóc hàng ngày tại bệnh viện.
Th.s, Bs Thái Thị Xuân, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Được sự chuyển giao kỹ thuật của GS. Cao Minh Châu và GS Nguyễn Văn Chương trong các năm qua từ khi thành lập Trung tâm phục hồi chức năng tai biến mạch máu não, trung tâm đã điều trị hơn 2.000 bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân rất nặng, trải qua quá trình điều trị với sự chăm sóc của bác sĩ, điều dưỡng, nhiều bệnh nhân đã hồi phục tốt và trở lại với gia đình.
Bà Xuân cho biết thêm: Đây là một mô hình mới được áp dụng tại các bệnh viện phục hồi chức năng, mà bệnh viện chúng tôi mạnh dạn đi tiên phong. Nhờ việc tiên phong thành lập Trung tâm phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não của BV Phục hồi chức năng Nghệ An mà nhiều bệnh nhân của tỉnh không phải ra Hà Nội điều trị sau tai biến và nhiều bệnh nhân sau khi mổ tại Hà Nội đã sớm trở lại Nghệ An để phục hồi, không phải điều trị dài ngày xa nhà.
Kỹ thuật hoạt động trị liệu ở bệnh viện giúp hồi phục các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Cán bộ y tế ước định về khả năng phục hồi cho bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng tối đa những chức năng còn lại của bản thân để tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách chăm sóc, tạo các dụng cụ hỗ trợ sinh hoạt.
Người bệnh được phục hồi với sự chỉ dẫn của nhân viên y tế. Ảnh: N.T
Ngoài ra, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu của bệnh viện đều được học các lớp tư vấn, các kiến thức về tâm lý nên có kỹ thuật tiếp xúc với bệnh nhân và lắng nghe các nhu cầu của bệnh nhân.
Các kỹ thuật viên hoạt động trị liệu không chỉ thấy những thay đổi cơ thể của bệnh nhân mà còn quan tâm đến cách sinh hoạt, làm việc của họ; môi trường sống, thể lực, kỹ thuật của người chăm sóc; tâm lý, ý chí của bệnh nhân để đưa ra cách điều trị tốt nhất.
Ở nước ta, hầu hết các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não chỉ được điều trị tích cực qua giai đoạn nguy kịch đến tính mạng mà không được tiếp cận với việc phục hồi chức năng . Chỉ có môt số ít ỏi tìm đến các bênh viện để được điều trị bằng châm cứu hay phục hổi chức năng nhưng thường ở giai đoạn muộn, mà không được điều trị phục hổi sớm, điều này dẫn tới nhiều biến chứng do bất động sinh ra, như: loét điểm tỳ đè, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi, teo cơ, cứng khớp, co rút... gây khó khăn cho sinh hoạt cá nhân hàng ngày và thậm chí là khó khăn cho cả người phục vụ (khi bản thân không tự phục vụ được)...trở thành gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.
Để giúp bệnh nhân tai biến mạch máu não phòng ngừa các di chứng vận động, thích nghi với hoàn cảnh khiếm khuyết của bản thân và phát huy tốt nhất các khả năng còn lại để có cuộc sống đôc lập tối đa bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng sẽ chỉ dẫn người bệnh và bệnh nhân cách vận động thực hiện các bài tập gắn với thể trạng của từng bệnh nhân giúp họ hồi phục tốt nhất.